Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Chữ nhạc Việt Nam

Nhạc Tây Phương lấy sự chuẩn xác làm gốc. Nhạc dân tộc lấy sự linh động làm nòng cốt.
Một nốt nhạc tây phương phát ra đơn điệu không nói lên được điều gì. Một chữ nhạc dân tộc ngân vang nói lên đươc nhiều điều. Cùng một chữ Xang (nốt Do) mà khi rung nhanh thì diễn tả niềm vui (hơi khách), khi rung chậm diễn tả nổi buồn (hơi nam), khi rung nhún diễn tả lòng oán trách (hơi oán), khi rung giật biểu lộ sự trang nghiêm (hơi lễ). Ngoài chữ Rung còn có thêm 14 chữ biến âm đặc biệt mà trong hệ thống âm nhạc tây phương chưa có. Vì thế khi sử dụng nhạc khí tây phương để trình tấu những làn điệu cổ truyền dân tộc thì cần phải bổ túc thêm một số biến cung đặc biệt thì mới lột tả được hết cái hồn của người xưa. Thật là sai lầm khi người ta muốn hiện đại hóa nhạc dân tộc bằng cách trình diễn những cầm tấu khúc của phương tây. Điều này chẳng khác gì dùng piano mà đàn ca tài tử.
Nếu nhạc Phương tây lấy chiều rộng làm nền tảng qua sự hòa âm, phối khí thì nhạc dân tộc lấy chiều sâu qua các dấu biến cung đặc biệt làm cốt lỏi. Khi đã nắm vững 2 yếu tố này thì mới giải quyết được vấn đề. Hiện nay có nhiều nghệ nhân thành công trong việc biểu diễn các tác phẩm tây phương qua các nhạc cụ cổ truyền và ngươc lại như Trần Mạnh Tuấn thổi saxophone quan họ Bắc Ninh còn bay bướm hơn cả Sáo trúc, Văn Vĩ chơi Violon đàn 6 câu vọng cổ còn ngọt hơn cả Nhị huyền là vì họ đã nắm bắt được cái tinh yếu của hồn dân tộc kết hơp với kỷ thuật chuẩn xác tây phương. Nhưng để thực hiện điều này phổ cập cho quần chúng thì chưa có ai làm .Đó là đưa ra một phương pháp ký âm chữ nhạc VN khoa học hóa thống nhất cho mọi người theo học. Hiện nay các trung tâm âm nhạc ở VN mổi trường dạy một cách, mổi thầy dạy một kiểu với cách dạy truyền ngón là chính. Với cách dạy và học như thế thì làm sao mà nhạc truyền thống dân tộc ngày càng không mai một !?
tantranhadsl@vnn.vn