Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012
NS.Quốc Trung từ vạ miệng đến vạ nghề
Vì tình xưa mà bảo vệ cho người yêu trước một đối tượng nào đó để vạ miệng thì còn bỏ qua được, nhưng nếu đã động chạm đến cộng đồng thì NS.Quốc Trung không chỉ vạ miệng mà còn vạ nghề nữa.
Trước tiên nói về cái sai của ca sĩ Thanh Lam, cô đã không hiểu đúng tiêu chí The Voice nên mới phê phán Hà, Đàm. Thực ra ông hoàng nhạc Việt và giọng ca giải trí số 1 VN không việc gì phải phủ nhận là người đầy công nghệ và kỷ xảo. Đó là niềm kiêu hảnh mà không phải ai muốn cũng có được. Hai nhân vật này làm huấn luyện viên không phải chỉ để dạy hát cho các thí sinh (phần việc này đã có những phụ tá tốt nghiệp các nhạc viện trong, ngoài nước phụ trách) mà là để hấp lực quần chúng đến với chương trình. Nên tuyên bố của Thanh Lam là một sự vạ miệng không cần thiết. Nay Quốc Trung binh vực cho cái sự vạ miệng ấy để rồi nêu những dẫn chứng đụng chạm đến cộng đồng thì người nhạc sĩ tài hoa này đã “vạ nghề” rồi. Anh phê phán Mr Đàm tự phong là “ông hoàng nhạc Việt” chưa học qua trường lớp, chưa được nhà nước phong tặng danh hiệu, nhưng thưa nhạc sĩ, chưa học qua trường lớp, chưa được phong tặng danh hiệu thì cũng chưa hẳn là người bất tài. Quang Dũng, Tuấn Ngọc cũng có riêng môt góc trời so với ngôi sao nhạc viện Đức Tuấn thì chưa biết ai hơn ai. Nhưng Đức Tuấn đã hiển lộ kiến thức của mình khi cho rằng The Voice thiếu tính nhân văn. Xin hãy đưa tính nhân văn vào nhạc viện, vì đây là một chương trình âm nhạc theo kinh tế thị trường : cạnh tranh, đối đầu, loại bỏ và người tham gia phải tuân theo luật chơi. Có ngưới thích và không thích nhưng đó là điều tất yếu của âm nhạc thị trường. Cách đây không lâu cũng đã từng xảy ra sự kiện trong một cuộc thi lên hoan nhac cụ dân tộc Việt toàn quốc mà huy chương vàng lại được trao cho một nhạc cụ ... nước ngoài. Điều đáng nói ban giám khảo toàn là những người học vị đầy mình.
Trở lại nói về sự vạ nghề của Quốc Trung. Nhạc sĩ tự hào là đã tốt nghiệp đai học âm nhạc, có được nhiều kiến thức bài bản từ nhạc viện và sắp thực hiện một dự án tầm cỡ có tên là “Về Nguồn” mang poster hình ảnh Thanh Lam và cô gái ôm cây đàn Tranh.với thông điệp: “đây là sự giao thoa giữa âm nhạc VN và âm nhạc thế giới trong đó có nhạc dân gian.” Vậy xin hỏi NS Quốc Trung, NS đã học được gì từ nhạc viện về âm nhạc dân gian VN !? Theo phản ảnh của giới truyền thông thì đã bao nhiêu năm qua các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc vẫn chưa đưa ra được một phương pháp ký âm thống nhất nào về nhạc dân gian truyền thống cho người theo học. Điều này không có gì lạ vì nghệ nhân thì đã chết gần hết, còn các vị có trách nhiệm thì không lưu tâm đến vấn đề, do vậy mà nhạc dân gian truyền thống ngày càng mai một..Thế thì NS. Quốc Trung lấy cơ sở ở đâu để dẩn dắt người nghe trở về Nguồn Cội. Cung bậc của nhạc dân gian VN là một tích hợp đa dạng vô cùng phong phú. Chỉ cần một âm thanh phát ra theo nổi lòng của người diễn tấu là có thể biểu cảm qua nhiều nổi vui buồn khác nhau .Đã có bao giờ NS Quốc Trung hình dung được âm thanh của tiếng nhấn Vỗ, nhấn Rung, nhấn Vuốt, nhấn Mổ, nhấn Nhảy, nhấn Lật, nhấn Ép, nhấn Buông chưa. Hay những ngón đàn như ngón Hưởng, ngón Mổ, ngón Vả, ngón Chuyền, ngón Chầy, ngón Bậm, ngón Bịt, ngón Chớp, ngón Búng, ngón Day, ngón Phi, ngón Rã, ngón Vuốt ? Ngay chỉ với một chữ Rung thì đã có Rung nhanh, Rung chậm, Rung gân, Rung nhún, Rung giật.. Người nhạc sĩ mà không nắm vững được những âm thanh tinh tế này thì khó mà giới thiệu được hết cái hay, cái đẹp của nhạc dân gian truyền thống đến với đại chúng. Chẳng khác gì một ông Tây nói tiếng Việt, cho dù có tấm lòng đến mấy thì cũng chỉ trở về với... Lạc Nguồn mà thôi.
Từ cái vạ Miệng của Thanh Lam đến cái vạ Nghề của Quốc Trung là ở chổ này./.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)