Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Gia đình nhã nhạc. Tất niên

Tối nay tất niên. Kết thúc một năm học tập và làm việc. Nâng ly tiễn đưa con rắn để chuẩn bị đón chào con ngựa . Gia đình nhã nhạc sẽ tạm biệt SaiGon trong 1 tuần lễ để về quê. Cầu chúc cho tất cả mọi 
người thân yêu, bạn bè gần xa luôn được bình an sức khỏe và mọi sự như ý.

Gia đình nhã nhạc

Ban ngũ tuyệt lễ nhạc

Ban tứ tuyệt nhã nhạc


Hai chị em Tiếng tơ đồng




Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Trở về cội nguồn.

Chia sẻ của Tần Tranh trên Facebook.

Hôm nay có một bạn trẻ tìm đến DTT.Theo sự giới thiệu là muốn tìm về với nguồn cội. Được biết bạn tên là Đoan Tri Phan hiện định cư tại Houston là một nghệ sĩ trẻ đã từng qua kỳ thi tốt nghiệp Guitar theo thể loại Jazz, biết chơi nhiều nhạc cụ Tây Phương và hiện đang theo học đại học Piano Education. Mẹ Thanh Thúy phải mời ba xuống tiếp khách. TT núp trên lầu theo dõi. Thấy bạn mở Iphone xin được ghi âm buổi tiếp xúc và được ba VT đồng ý.
Bài học mở đầu là “Xuân Phong Nhã Nhạc” trên cây đàn Tranh. Tuy là một nhạc khúc đơn giản nhưng qua đó để chứng minh sự phong phú của những chữ biến nhấn của nền cổ nhạc Việt. Một nốt nhạc Tây Phương khi chuyển dịch sang trên nhạc cụ VN thường được biểu cảm qua 4 trạng thái - Khách – Nam – Oán. Lễ :. Vui tươi, buồn thương, oán trách, Lễ nhạc (Thiền). Vì thế theo phương pháp ký âm chữ nhạc Việt Nam do Duyệt Thị Trang phát triển thì cần phải có những ký hiệu đặc biệt, người học mới có thể tiếp thu được nhưng tinh hoa của nhạc cổ truyền.
Qua buổi học đầu tiên, Đoan Tri Phan ngỏ ý xin được đến sáng chiều liên tục trong 3 ngày để học hỏi trước khi lên đường trở về Mỹ.
Lần này chia sẻ lên FB chắc không bị mẹ la vì TT đang làm công việc trong luồng theo ý mẹ . Nịnh mẹ để mẹ cho phép tham gia một chuyến du lịch ngoại khóa đi Đà Lạt cùng với nhà trường sắp đến. Còn ba chỉ dặn đã đến ĐL thì nhớ ghé quán café Tùng và ăn món bắp nướng phết mở hành nhé. Nôn nóng chờ ngày lên đường quá.
— với Duyệt Thị Trang và Tri Doan Phan.


Tri Doan Phan hoa cài trên tóc.



Thế mà đã 3 ngày qua mau.. Tinh thần học hỏi của bạn thật đáng khâm phục. Sáng nay đến học mang theo một bọc nilon, cầm lên thấy nong nóng, thì ra bạn định tranh thủ bới thức ăn theo để học xuyên ca không phải về nhà, vì hôm nay là buổi học cuối. Bạn không ngờ Tần Tranh đã bắt chước mẹ làm món bánh bèo Huế để chiêu đãi. Bắt chước ba dọn rượu chat khai vị, và kết thúc bằng Hoàng hoa ngự tửu. Sau khi nghe TT giới thiệu đôi nét về Hoàng hoa là loại rượu được dùng trong những dịp tao ngộ hoặc lúc chia tay, nên nếu có lỡ quá chén thì chỉ biết cười mà không thấy say. Thế là bạn cứ nâng ly liên tục vì loại rượu ngự tửu thú vị này, đến bình thứ hai thì mẹ Thúy hoảng quá nhảy vào khui bia gọi là để giải khát. Chợt nghe tiếng kèn xe pin pin phía trước cổng, chắc có người đến đón. Bạn chưa muốn về nên cầm lên ly rượu định chạy ra mời người nhà một ly, mẹ Thúy kịp ngăn lại.:” Thôi hôm nay chúng ta chia tay, rồi sẽ còn gặp lại nhau. DTT rất yêu quí những con người trẻ tuổi tài hoa muốn tìm trở về với nguồn cội dân tộc.” Hẹn gặp lại nhau năm sau nhé.
Chúc bạn lên đường bình an.



Sau 3 ngày bạn đã tiếp thu được chữ nhạc VN. Xin chúc mừng.

Hoàng hoa là ly nhỏ nhất có màu vàng óng ánh.

Uống bia giải rượu

Hẹn gặp lại năm sau.

Phạm Thúy Hoan. Vĩnh Tuấn.

Chia sẻ của Tần Tranh trên Facebook.

NS. Nguyễn Văn Thành. Nguyên giám đốc trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế.

Sáng nay thấy ba VT dậy sớm hơn thường lệ, măc áo quần tươm tất. Hỏi đi đâu để TT chở ._ Thôi, tự đi được rồi, _ Trời ơi, đi đâu cũng có người hộ tống, nay chỉ muốn đi một mình lại còn đi xe gắn máy nữa. Đến quá trưa không thấy về cả nhà đâm lo. Giờ này mà chưa kịp chích “hoàng hoa” chắc là quá chén ở đâu rồi. Định gọi điện thì nghe tiếng xe máy dừng trước cổng. Cả nhà tính chay ra đỡ nhưng thấy mặt tỉnh bơ lại còn có vẻ hớn hở. Hỏi, thì được biết vừa đi một vòng ngao du với cô Thúy Hoan về. Mẹ không tin, ba chỉ tấm ảnh trong máy làm bằng. Thì ra hai cố nhân hẹn nhau đi xem triển lãm hội họa ngoài đường Lê Thánh Tôn, sau đó đến thăm một người quen cũ . Ba kể chuyện, khoảng thâp niên 60, thời ba dạy ở trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế thường hay bị cúp điện; Vì vậy nhà trường khuyên SV lúc nào đi học cũng nhớ đem theo cây nến. Trong sân trường có một cây khế rất lớn, nên mỗi khi cúp điện ba thường leo lên cây ngồi giũa chảng 3, còn SV thì ngồi trên thảm cỏ chung quanh với ánh nến lung linh theo dỏi. Học ngoài trời vừa mát mẻ, vừa thoải mái thay vì ở trong phòng vừa nóng nảy vừa ngột ngạt nên ai cũng dễ chịu. Biết ba thích hoàng hoa nên cứ giữa giờ là bên nhà giám đốc sai người đưa lên cây một ly Whisky đầy, còn mồi thì chính là những trái khế chỉ cần vói tay ra là với được. Để tri ân những ly rượu của ngày xưa nên hôm nay nghe cô Thúy Hoan nhắn : nguyên giám đốc trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế NVT có người con gái ở Mỹ về triễn lãm tranh vẽ là lập tức ba lên đường. Trước là để được đi cùng với cô Thúy Hoan, một đồng nghiệp đã từng có thời dạy ở Huế, (đến năm 1968 theo tiếng gọi của con tim vào Sài Gòn hạ sanh được một căp truyền nhân có tên là Hải Yến,Hải Phượng.) Và sau nữa là để gặp lại người tri kỷ mà hơn 40 năm xa cách. Ngồi với nhau tại viện bảo tàng Mỹ Thuật, nơi đây không được phép bán thức uống có chất cồn nên ba từ chối ăn trưa. Thế là về đến nhà trong lúc mọi người đang chờ. Hoàng hoa được dọn ra và TT đã biết được nguyên nhân vì sao ba dậy sớm.
 — với Duyệt Thị Trang và Tiếng Hát Quê Hương.


Những tác phẩm của nữ họa sĩ được triễn lãm ở Mỹ có giá không dưới 6 con số.

Nữ họa sĩ mặc áo vàng, kế bên là mẹ và là phu nhân của Nguyên giám đốc trường QG Âm Nhạc Huế. Tiếng Hát Quê Hương. Duyệt Thị Trang.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Chia sẻ của Tần Tranh


Đã lâu mới chụp chung một tấm hình với ba Vĩnh Tuấn. Thì ra tên Tôn Nữ Tần Tranh đã được đặt trước khi mình chào đời nhiều năm. Hỏi ba thì được trả lời :” Vì thích câu thơ Hốt văn họa các Tần Tranh dật. Tri thị lân gia Triệu nữ đàn” - À thì ra là thế. Ngày xưa ở cạnh nhà có cô gái họ Triệu chơi đàn tên Tần Tranh !? – “ Ồ, không phải, Tần Tranh ở đây mang ý nghĩa lịch sử, là cây đàn Tranh đã được xuất hiện từ đời Tần.” – Bây giờ mới giải tỏa được thắc mắc tại sao ba không đặt tên cho mình là Việt Tranh, Ngân Tranh, Ngọc Tranh, Hoa Tranh cho giống công chúa trong vỏ hiệp mà lại đặt tên Tần Tranh cho khó gọi. Ngay cả hộ chiếu cũng ghi nhầm là Trần Tranh phải đi đổi lại.

Ngày mai 30.1 có một nhóm nhà văn và báo chí Hàn quốc đến VN công tác 3 ngày, trong đó có một buổi họ đến tìm hiểu về gia đình nhã nhạc. Dịp này thế nào mẹ Thúy cũng trổ tài làm bánh Huế chiêu đãi. TT sẽ rình học lóm bí quyết cách pha bột để chia sẻ với mọi người.
 




Những bài viết đã có trước khi Tần Tranh chào đời



Hai mẹ con Thanh Thúy - Tần Tranh chia sẻ trên Facebook

BÁNH BÈO HUẾ.
Hôm qua, như đã hẹn,có một nhóm PV Hàn quốc đến thăm gia đình nhã nhạc. Họ từ sân bay đi taxi thẳng đến nhà. Ba chị em Tần Tranh được lệnh phải về sớm để đón khách. Mẹ TT ở nhà trổ tài làm bánh Huế chiêu đãi. TT được dịp quan sát mà không cần rình học lóm.
Bí quyết là lúc pha nước trộn bột, một chén nước sôi + 1 chén nước lạnh là vừa cho 1 chén bột gạo. trong chén nước sôi có trộn một thìa bột nêm. Nước chấm được làm bằng chính nước tôm luộc pha với một ít nước mắm ngon có trộn ít đường. Con tôm phải còn sống, 
to bằng ngón cái, có gạch thì nhụy mới đỏ, dẻo, và thơm ngon. Trước khi ăn thường nên uống một ly khai vị có tên gọi là rượu Hồng Đào. Cách pha chế là một chai rượu chat + trái cây cắt nhỏ (cam, nho, táo) để có mùi thơm ngọt kích thích khẩu vị. Nếu uống bia làm no bụng thì rượu Hồng Đào càng uống càng thấy ngon miệng.
Vài hôm nữa TT sẽ tường thuật lại cuộc trao đổi rất thú vị giữa ba VT và các PV Hàn quốc để chia sẻ những suy nghĩ về nền cổ nhạc Việt.
 Bánh bèo Huế

PV. Hàn quốc phỏng vấn ba Vĩnh Tuấn
                                                                             Rượu Hồng Đào
Được pha chế từ rượu chát.
                                               Nâng chén Hoàng hoa
Thanh Thúy :Tần Tranh mang bí kíp làm bánh bèo của mẹ phổ biến cho mọi người, may mà chưa truyền nghề ngâm rượu Hoàng hoa ngự tửu cho con gái. Việc cần làm là phổ biến nhã nhạc và tiếng đàn dân tộc nhưng chị TT này chỉ thích làm những công việc ngoài luồng. Thôi thì hôm nay là ngày cuối năm, bỏ qua mọi chuyện. Sang năm mới cố gắng mà học hành cho tử tế để sớm mà trở về Long Thành dựng xây lại Duyệt Thị Trang cho tốt đẹp hơn xưa.