Con Dơi là một con vật rất đặc biệt, chỉ thích ở trong tối, ngủ thì lộn đầu xuống đất nên người xưa ví hạng tiểu nhân là con Dơi. Trong các loại nhạc khí cổ truyền thì cây đàn Tỳ Bà được gọi là cầm vương vì tiếng đàn Tỳ Bà có thể cảm hóa được lòng người qua những nỗi niềm :
絃絃掩抑聲聲思 Huyền huyền yểm ức thanh thanh tứ
似訴平生不得志 Tự tố bình sanh bất đắc chí
低眉信手續續彈 Ðê my tín thủ tục tục đàn
說盡心中無限事 Thuyết tận tâm trung vô hạn sự
輕攏慢撚抹復挑 Khinh long mạn nhiên mạt phục khiêu
初為霓裳後六么 Sơ vi Nghê thường hậu Lục yêu
大絃嘈嘈如急雨 Ðại huyền tào tào như cấp vũ
小絃切切如私語 Tiểu huyền thiết thiết như tư ngữ
(trích Tỳ bà hành - Bạch Cư Dị)
Theo truyền thuyết vào đời Tần, có con Dơi bổng nhiên sà vào đậu trên đầu cây đàn Tỳ Bà trong lúc một nghệ nhân đang gảy đàn mà đuổi đi đến 3 lần vẫn cứ bay trở lại không chịu rời đi.. Từ đó mỗi đêm con Dơi được nghe nghệ nhân chơi đàn cho đến ngày chết khô. Người nghệ nhân xúc động bèn cho làm một cây TỲ Bà đầu chạm hình con Dơi thay cho chữ Thọ trước đó. Điều này mang ý nghĩa tiếng đàn Tỳ Bà có thể hóa cảm một kẻ xấu thành người tốt, một hạng tiểu nhân thành bậc quân tử, một người từ trong tối thấy được ánh sáng. Bí nhiệm và huyền diệu thay tiếng đàn Tỳ Bà.
Ngoài ra, trong phong thủy con Dơi tượng trưng cho Phúc, con Dơi chữ Hán gọi là biện phúc (bức 蝠), đọc cùng âm [fú] với chữ phúc (福), phước theo nghĩa may mắn, phúc lành. Trên con Dơi có đóa hoa mai nên còn gọi là Mai hoa hóa phúc. Hình dáng con Dơi mang dáng dấp chiếc Khánh nên được ví là Phúc khánh mang ý nghĩa tốt lành. Con Dơi treo ngược (đảo) trên đầu đờn, nên còn mang ý nghĩa Phúc đáo (đồng tự đáo, Phúc đến). Dơi thường trang trí màu hồng (đồng âm hồng nghĩa là nước lớn) để mang thêm nghĩa hồng phúc vô biên...
Hình chạm con Dơi trên cây đàn Tỳ Bà xưa của TQ
U Sướng Tình
Cây đàn Tỳ Bà xưa của TQ
Cây đàn của Kinh Kha thuộc vào đời Tần. Khi đứng trên sông Dịch Thủy, tráng sĩ đã cất tiếng ca rất bi ai làm cho những người đưa tiễn phải khóc. Nhưng rồi cũng chính câu hát đó với tiếng đànTỳ Bà bi tráng của Cao Tiệm Ly phụ họa thì mọi người lại cùng đưa tay muốn theo đánh giăc. Cây đàn xưa của TQ linh nghiệm đến thế mà nay còn đâu.
易水歌 Dịch thuỷ ca
風蕭蕭兮,易水寒,
壯士一去兮,不復還。
Phong tiêu tiêu hề, Dịch thuỷ hàn,
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
Gió hiu hiu hề, nước sông Dịch lạnh ghê,
Tráng sĩ một đi hề, không trở về.
(Hai câu này Kinh Kha hát khi từ biệt Cao Tiệm Ly lên đường hành thích vua Tần là Doanh Chính. Cuộc chia tay diễn ra bên bờ sông Dịch.)
易水歌 Dịch thuỷ ca
風蕭蕭兮,易水寒,
壯士一去兮,不復還。
Phong tiêu tiêu hề, Dịch thuỷ hàn,
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
Gió hiu hiu hề, nước sông Dịch lạnh ghê,
Tráng sĩ một đi hề, không trở về.
(Hai câu này Kinh Kha hát khi từ biệt Cao Tiệm Ly lên đường hành thích vua Tần là Doanh Chính. Cuộc chia tay diễn ra bên bờ sông Dịch.)
Cây đàn Tỳ Bà của VN hiện nay chính là tiền thân của đàn Tỳ Bà TQ đã bị thất truyền.
Đàn Tỳ Bà TQ hiện nay.
Cây đàn Tỳ Bà của VN hiện nay chính là cây đàn Tỳ Bà xưa của TQ có giọng đàn vô cùng bi tráng, huyền nhiệm. Nên nếu dùng Tỳ Bà VN để chơi nhạc mới thì thật là khó để có thể bắt kịp cây đàn Tỳ Bà của Trung Quốc hiện nay. Cái hay của tiếng đàn Tỳ Bà VN cốt yếu dùng những kỷ thuật của chiều sâu như nhún, ép, giật, búng, mổ, chày, bịt, vả, chuyền, ray, phi, rã, vuốt...Vì thế không cần phải gắn thêm phiếm làm mất đi nét đẹp thủy ba của cây đàn Tỳ Việt. (duyetthitrang.com)