Sơn mài theo lối xưa
phải dùng loại sơn ta, mà sơn ta thì rất lâu khô lại có phản ứng với
da cho những người mới bắt đầu.
Mổi nước sơn phải chờ đến 2 tháng
mới sơn nước tiếp theo. Để các nước sơn che phủ được mặt ốc thì ít
nhất phải sơn 7 lớp. Công đoạn này nhằm bảo vệ đàn không thấm nước, không
bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót.
Xử lý các nước sơn
càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài đúng
cách sẽ có tuổi thọ đến 400-500 năm. Trước khi sơn còn phải xử lý qua
các công đoạn cưa ốc, dán ốc, mài ốc, tách ốc..nên trung bình phải
trên 2 năm mới hoàn thành một cây đàn.
Vì thế Duyệt Thị Trang quyết
định làm một loạt cho khỏi mất thời gian chờ đợi. Đây là một bước
ngoặc của Duyệt Thị Trang rời chốn phồn hoa để thực hiện dự án của
mình. Về Long Thành mua một mảnh rừng hoang rộng đến 10 mẫu của
nhiều hộ góp lại, thời đó người ta bán như cho, vì tứ bề hoang vu
cỏ dại, lại rất nhiều rắn, đặc biệt rắn hổ và rắn lục thì vô kể.
Không điện, không nước, không nhà cửa và không quen biết ai. Thế là
phải dựng căn chòi trên cao bên suối để sống qua ngày.
Chính con suối
này là một tài nguyên vô giá trong việc làm đàn vì hầu hết công
đoạn sơn mài phải được thực hiện trên giòng nước chảy. Lợi thế có
được nhân công giá rẻ với hàng chục thợ miệt mài làm việc suốt mấy
năm trời đã hoàn thành hơn được một ngàn khung đàn. Thế rồi qua trận
lụt kinh hoàng năm 1989, con suối hiền hòa bổng trở nên dữ dội dâng
cao đến 6m cuốn phăng tất cả mọi thứ trôi theo giòng nước. Sau cơn
hồng thủy, mọi người đi thu gom lại chỉ còn chưa được 500 khung; nhưng
máy móc, vật dụng thì chẳng còn gì nên phải tạm dừng việc làm đàn
từ đó.
Nay đưa các cháu lên SG ăn học mới giật mình. Trong rừng mấy
mươi năm cái gì cũng có sẳn, nay ở chốn phồn hoa chỉ bước ra đường
là phải có tiền. Cũng nhờ duyên đưa đẩy mới nghỉ đến kho đàn đang
dở dang, thế là bắt tay vào phục dựng, trước là để có tiền nuôi con
ăn học, sau là không bỏ phí đi bao nhiêu của cải, tâm huyết, công sức
suốt cả một thời thanh xuân.
Đến nay xin báo tin vui, là vừa qua đã xuất sang Pháp được 10 cây. Nay đang chuẩn bị 50 cây để đưa sang Mỹ, lần này phải đóng theo container đi đường biển cho khách hàng khỏi phải trả thêm 200usd tiền cước phí bưu điện cho một cây đàn. Hy vọng khi tiêu thụ hết kho đàn thì các con cũng vừa trưởng thành để trở về với Trang Duyệt Thị tiếp tục tinh thần con đường mây trắng như ước mơ.
Làm đàn từ thuở ngày xưa
30 năm sau
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét