Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Ông già Duyệt Thị Trang.

Thanh Thúy. Facebook
Ông già Duyệt Thị Trang có tính lo xa. Đầu tháng 5 xem thời sự nóng ở biển Đông nên đã quyết định chặc đi một vạt tràm để trồng cây lương thực ngắn ngày. Đây là giống sắn Gòn, tuy củ nhỏ nhưng rất dẻo và ngọt, nếu xay bột rồi ngâm trong nước thì có thể để dành qua nhiều tháng, đem làm bánh ngon tuyệt. Nhờ xuống giống đầu mùa mưa nên chỉ qua thời gian ngắn mà phát triển xanh tốt. Giữa 2 bụi sắn được ươm lại một cây tràm con để sau khi thu hoạch thì vườn tràm vẫn giữ được nguyên trạng như xưa. 


Hôm nay đưa ông già về SàiGòn vì mấy đứa nhỏ nhớ mà không về thăm được. Gặp mặt , câu đầu tiên dặn cả nhà:” Nửa đêm mà nghe tiếng hỏa tiển từ trên trời rơi xuống thì lập tức vất hết mọi thứ, lên xe gắn máy hướng về Long Thành ngay”.Mấy mẹ con nói nhỏ với nhau :” Trí tưởng tượng ông già phong phú quá.” Tần Tranh chọc Bảo Long: ”Nửa đêm nghe sấm chớp, lên xe chạy thục mạng, về đến nơi thì ra cây sắn vẫn chưa có củ, đừng nghe mà ham !”. Bảo Thạnh bắt chước lời Ngọc Trinh nói chêm vào “ Rứa thì cạp đất mà ăn à !”. Nghe tiếng lao xao ông già cất giọng. “Người đâu, truyền dọn rượu.” Câu này nghe quen quá nhưng ai cũng vui vẻ đứng dậy, mỗi người mổi việc chuẩn bị xây sòng.


Top of Form
o    Yến Hải, Sơn Dã Cuồng Nhân, Minh Hue Le  3 người khác thích điều này.
o    https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-xpf1/t1.0-1/c8.0.32.32/p32x32/10336692_10203115710146328_3412299444300140361_t.jpg
KV Đông-Ri Suốt Thì ra nhị vị đang trồng cây lương thực ở quê nhà, con nhìn cảnh thiên nhiên mà chồn chân quá trời quá đất cô chú ơi!!!!!
o    https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-xfp1/t1.0-1/c1.0.32.32/p32x32/1466107_166959026848672_1390456024_n.jpg
Thanh Thúy Nhờ Đông-Ri Suốt nhắn giúp cô Thúy Hoan rằng: Ngày 4 cô TH sẽ đàn Tranh bài Tứ Đại Cảnh và chú Vĩnh Tuấn sẽ phụ đệm ngẫu hứng trên đàn thập lục nhân buổi giới thiệu đàn Tranh tại nhà thầy Khê.
o    https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-xpf1/t1.0-1/c8.0.32.32/p32x32/10336692_10203115710146328_3412299444300140361_t.jpg
KV Đông-Ri Suốt dạ vâng ạ, ôi con thích qúa!!!! (Chú có khỏe không ạ? Cô cho con gởi lời hỏi thăm chú nhé cô, không biết nhị vị đã lên SG chưa hay còn ở Hiền am xa xôi ạ?)
Bottom of Form



Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Đề Duyệt Thị Trang...

kính đề tặng Duyệt Thị Trang Trang Chủ cùng phu nhân,
         kính đề tặng các anh chị trong ban Tứ Tuyệt 



                 Duyệt Thị Trung Nam tuy hữu biệt,
                                   
                 Giang sơn cựu phách nhất hình dung… *
                                     

Ai rót hồn xưa giữa tiếng đàn,
Tơ buồn xao động bóng chiều tan…
Tay lồng mộng cũ miền Hương Ngự,
Tình gối niềm xưa giấc đá vàng…
Lắng cuộc phế hưng dài tuế nguyệt,
Nghe dòng hư ảo lạnh y quan…
Chiều sâu lắng cả cung đàn mộng,
Lối cũ ai về Duyệt Thị Trang…


Dã Hạc Cư 11.06.2014
hậu học sơn dã cuồng nhân cúi bái


lời nhà quê:


“Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như thảo lộ đầu phô…” 

Vạn Hạnh thiền sư dùng hai chữ thịnh suy mới tài làm sao, đọc xong bài di kệ của Ôn bỗng nhớ lời Hoàng Bá đáp với Hoàng Đế “trên dòng sông ấy lão tăng chỉ thấy có hai con thuyền xuôi ngược, thuyền danh là thuyền lợi vậy”…đời bôn ba vì danh mà tất tả, vì lợi mà ngược xuôi, chung cuộc rồi cũng không vượt ngoài hai chữ phế hưng, đời qua đôi mắt thiền sư bỗng hiện lên chân thật đến ngỡ ngàng…

Phát triển là tiến trình của xã hội, đào thải là một trong những quy luật bất biến của tiến trình phát triển ấy, người ta dùng những từ hoa mỹ “sứ mạng lịch sử đã hoàn thành” chẳng qua chỉ là để che đi, hay làm giảm đi sự hụt hẫng khi phải đối mặt với  tiến trình THÀNH - TRỤ - HOẠI - KHÔNG…với cái nhìn minh triết, vạn vật tuần hoàn theo chu kỳ của nó, như cây kia xuân về xanh cành tốt lá, để thu sang thay áo đổi sắc vàng, không cần níu kéo cũng chẳng phải muộn phiền, bởi lẽ níu chẳng thể lưu giữ, phiền chẳng thể đổi thay, thấy muôn pháp đúng như pháp mới là chân pháp…

Khổ thay, “như nhau dọc mũi ngang mày, lòng phàm ý thánh cách nhau nghìn trùng”…kẻ phàm phu chúng ta, đôi khi không nhẫn tâm nhìn cái tâm huyết của tiền nhân vùi mài để rồi mất hút dưới lòng đất lạnh thời gian, thế nên, song hành cùng bước tiến vũ bão của xã hội, có những con người thật bé nhỏ nhưng nuôi mộng làm việc thật lớn, quyết tâm lưu lại, nếu không phải tất cả thì cũng phải một phần tiêu biểu, để hậu nhân còn biết nguồn gốc của cha ông trong những phút lắng lòng...

Duyệt Thị Trang là một nơi như thế!

Lấy gánh nặng quốc gia, mang hồn thiêng quốc nhạc đặt trên đôi vai những thành viên thật bé nhỏ trong một gia đình có nguồn gốc Đế đô, để chính từ đó mỗi bước chân đi, mang dáng dấp cả sơn hà sông núi…mỗi lúc tiếng đàn ấy vang lên, tôi lại như phiêu bồng giữa miền Hương Ngự, có gì đặc sắc ư?! Khó diễn tả thành lời, bởi lẽ bình dị thôi mà diệu kỳ đến lạ, đơn sơ thôi mà huyền ảo đến khôn cùng! Vậy thì diễn tả thế nào đây cho cái cảm xúc ấy, một chút phiêu bồng, một chút hoài cổ, một chút hương, một chút vị, mà chỉ cần một lần nghe cũng đủ để lòng lưu luyến đến trăm năm…chợt nhớ lời nhiếp ảnh gia Đào Hoa Nữ “vầng trăng núi Ngự nước sông Hương, Ai chưa đến đấy hận muôn đường! Khi đã đến rồi không chi lạ, Vầng trăng núi Ngự nước sông Hương”, chao ơi là tình,  là duyên đến lạ…

Chiều mưa phố nhỏ, nghiêng ấm trà nay phả lòng theo mỗi cung tơ rót hồn thiên cổ, chợt nhận ra nơi ấy, góc bình yên giữa xáo động kiếp phong trần…

Mấy lời thô lậu của kẻ tục ít học quê mùa, nhưng gói trọn cả cái tình mộ điệu gửi về Duyệt Thị Trang để làm quà tặng, hầu tiên sinh, phu nhân cùng các anh chị lúc trà dư tửu hậu. “Cao Sơn nhất khúc y nhiên tại, Thiên hạ hà phương mích Tử Kỳ”, dẫu đời nay dễ đâu dễ  tìm cho được đôi tai Chung Tử, nhưng phím Cao Sơn chứa chan tình Du Thụy , nguyện tiên sinh thương giúp lưu giữ cho cùng…


-----------
*Duyệt Thị Đường ở cố đô Huế và Duyệt Thị Trang ở miền Nam của Thầy Vĩnh Tuấn tuy là hai nơi khác biệt, nhưng hồn phách xưa của sông núi cũ, âu cũng là một hình hài như thế mà thôi.

Top of Form

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Này các tỳ-khưu, không nên ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát

Nhân đọc câu hỏi của Sơn Dã Cuồng Nhân:  Nếu đây thực sự là  lời dạy của đức Thế Tôn. Bạn sẽ nghĩ gì.:
“Này các tỳ-khưu, không nên ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài.”
Thấy vấn đề có liên quan đến lễ nhạc nên đem chuyện hỏi ông già của Duyệt Thị Trang. Ghi lại đây đôi giòng vắn tắc để góp ý vào vấn đề trên.



Tôn giáo nào cũng có nghi thức hành lễ. Đạo Phật cũng không thoát ra ngoài thông lệ đó. Vì sự phong phú và đa dạng của các tông phái nên các nghi thức, hành lễ cũng khác nhau. Nghi là mẫu mực, khuôn phép. Lễ là lễ giáo, tôn thờ. Nghi lễ thường đi đôi với lễ nhạc. Lễ là kiểm soát hành vi; Nhạc là để cảm hóa lòng người. Thời đức Phật giáo lý được viết nên là để dạy cho người sống. Phật giáo ngày nay còn muốn siêu độ thêm cho người chết. Tụng kinh, xướng tán, niệm danh hiệu Phật theo lễ nhạc là mang ý nghĩa đó. 


Lễ nhạc Phật giáo mang màu sắc của nhã nhạc, mà nhã nhạc là những âm thanh huyền nhiệm của đất trời rất dễ đi vào lòng người. Triết lý của nhà Phật quá cao siêu nên giới phật tử bình dân khó thâm nhập. Thông qua nghi lễ, nhạc lễ, đạo lý cao siêu được cảm nhận bằng trái tim hơn là bằng trí óc. Trong kinh Phật có đề cập đến 7 quả vị tu chứng, trong đó có quả vị “Tùy Tín Hành” quả vị này thuộc về tình cảm và niềm tin đối với tam bảo bất khả tư nghì. Vì thế lễ nhạc trong phật giáo không chỉ là một pháp môn, một phương tiện mà còn là một tiếng nói vi diệu chuyển hóa con người đến với đạo pháp theo tinh thần “ Dục linh chúng sinh khai thi ngộ nhập Phật chi tri kiến.” Tiếng chuông ngân nga dìu dặt; Tiếng mỏ ấm áp thanh thoát đều là lễ nhạc. Có nhiều tượng thờ trong chùa trên tay cầm cây đàn Tỳ Bà, không phải vị đó thích ca hát. Tỳ Bà ở đây là một biểu pháp của nghi thức lễ nhạc. 


“Thế gian bảo ngữ Phật thuyết tận” Việc tốt ở thế gian đức Phật đều đã làm. Cho nên khi tán thán công đức của ngài qua nghi thức xướng, tán, tụng theo lễ nhạc phải biết nâng cao cảnh giới của mình thì mới có thể nhận thức đúng đắn. Để kết thúc xin dẫn câu nói của tổ sư trong luật sa di sớ chép rằng:” Giá biên na biên, ứng dụng bất khuyết” Bên Sự, bên Lý tất cả đều là phương tiện để đưa người vào đạo. Người học Phật phải biết tùy duyên mà ứng dụng. 
(Thanh Thúy ghi lại)

– Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Hai mẹ con Thanh Thúy - Tần Tranh

DUYỆT THỊ TRANG. Facebook 5.6.2014
Hôm nay lần đầu tiên trong đời Tần Tranh đi phỏng vấn xin việc làm. Trước giờ lên đường 2 mẹ con chụp mấy tấm hình tự sướng. Chiều về mẹ hỏi trả lời tốt không con. Tần Tranh vẻ mặt yếu xìu: Dạ không ! – Tại sao ? – Tại vì họ hỏi gì con cũng không biết ! – Người ta hỏi gì !? – Bạn có bao giờ dùng kem dưỡng da không ? – Dạ ...không ! -  Bạn có biết nhãn hiệu kem nào không ? -  Dạ ...không ! -  Tại sao bạn không muốn dùng kem dưỡng da ? – Dạ ...không…biết ! – Thôi được rồi, bạn về đi.
Hai mẹ con đang trao đổi thì chuông điện thoại reo vang. Có phải Tôn Nữ Tần Tranh không ? – Dạ phải. -  Bạn đã được trúng tuyển. Ban giám đốc đánh giá cao sự chân thật của bạn. Trời ơi, hai mẹ con chỉ biết ôm nhau mà …cười. - Thế là 3 tháng hè này có việc làm rồi, mỗi tháng được 10 triệu.-  Mẹ ơi, cho con được giữ lại 1 triệu để uống nước nhé.-  Nghe mà thấy thương quá.



·         https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-xfa1/t1.0-1/c42.42.525.525/s32x32/421511_330364893680246_232706933_n.jpg
Phuong Oanh V Vĩnh Tuấn ơi, nếu mọi người đều như con gái VT.....
·         https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-xpa1/t1.0-1/c34.34.428.428/s32x32/61858_154794201210257_2568013_n.jpg
Duyệt Thị Trang Phuong Oanh V ơi ! Từ nhỏ các cháu đã được học “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã. (Biết thì nhận là biết, không biết thì nhận là không biết. Đó là biết vậy.) Không ngờ lời dạy của Khổng Phu Tử lại linh nghiệm trong cuộc phỏng vấn. Chiều nay nghe nói có nhiều bạn trả lời thao thao bất tuyệt. Có bạn còn khoe nguyên là thủ khoa, thành tích xuất sắc, chăm chỉ học hành…Người phỏng vấn hỏi : Em đam mê học hành như thế thì làm sao có thì giờ mà hăng say với công việc được !?... Chỉ tiêu có 4 mà đến 30 SV dự tuyển. DTT để các cháu ở trong rừng lâu quá nên có vẻ ngơ ngác giữa chốn phồn hoa. Đây là lúc cho các cháu tập trải nghiệm với cuộc đời. Cám ơn “Một thương tóc bỏ đuôi gà” đã quan tâm nhé.
·         https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-xpf1/t1.0-1/c8.0.32.32/p32x32/10336692_10203115710146328_3412299444300140361_t.jpg
KV Đông-Ri Suốt Thật là hay cho câu "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã" chú Vĩnh Tuấn ơi! Câu này áp dụng vào đàn càng hay!