Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

DUYÊN PHẬN. .( Trích NK ngày 17...)

Nhờ Hải Phượng Dan Tranh gợi ý “Ngày này năm ngoái” Nên khi lục lại kho tư liệu cũ thấy có không biết bao nhiêu là kỷ niệm của ngày này năm xưa. (nguồn FB Duyệt Thị Trang)



"Tôi được sinh ra trong một gia đình có truyền thống về nhạc cổ truyền, đặc biệt được mẹ truyền dạy đàn Tranh từ thuở ấu thơ. Khi lớn lên lại phụ tình với tiếng đàn dân tộc của mẹ trao để chạy theo một nữ hoàng của nhạc khí Tây Phương, đó là cây kèn Clarinette. Thế rồi suốt cả tuổi thanh xuân đã rấttự hào bởi những buổi biểu diễn hoành tráng trong trang phục áo đuôi tôm với sự phụ đệm Dương Cầm của những nhạc sĩ danh tiếng nước ngoài. Buổi biểu diễn cuối cùng tôi còn nhớ như in là vào ngày 17 tháng 3 năm 75 cùng với TS James Roop. Đây là một chương trình đặc biệt trình tấu các Concerto của Mozart. Ban tổ chức dự trù 2 buổi tại Đà Nẳng và sau đó là Sài Gòn do TTVH Hoa Kỳ bảo trợ. Lúc này đường bộ không được an ninh nên tôi được đón bằng trực thăng cùng đi với một cô học trò vào Đà Nẳng (là người phụ trách lật trang cho NS đệm đàn). Giữa một TP lạ lẫm, ba chúng tôi thấy mọi người nhìn mình một cách đầy ái ngại. Thì ra chiến tranh đã cận kề, trinh sát giải phóng đã xâm nhập vào nội đô mà vẫn còn có người vô tư khoác vai một ông Mỹ râu tóc óng ả thong dong giữa đường. Thế rồi một đêm trước ngày diễn, ông bạn nhạc sĩ được lệnh di tản ra hạm đội. anh ta đề nghị chúng tôi cùng lên máy bay. Tôi bảo mình không thể đi được rồi nhìn qua cô học trò nói: Đây là một quyết định quan trọng, nếu con thấy anh chàng NS là một người tử tế và con không vướng bận điều gì thì thầy khuyên con nên đi. Cô học trò dùng dằn nước mắt chảy hai hàng mà vẫn chưa chịu “Dạ”. Thế là mình đã cầm tay dẫn hai người ra chiếc trực thăng đang chờ cất cánh. Thấm thoát đã 40 năm qua rồi .Có những cái duyên phận đưa đẩy thật bất ngờ như được sắp đặt từ tiền kiếp."
 · Chia sẻ
·         Que Vo, Anmy Vien, Quế Thanh  13 người khác thích điều này.
·        Hải Phượng Dan Tranh Những kỷ niệm trong quá khứ làm nên cuộc sống ngày hôm nay.
·         https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-xpf1/v/t1.0-1/c9.0.32.32/p32x32/1509246_10150002137498325_1584423246374331045_n.jpg?oh=c28f9692c4d1950376da3190d9882127&oe=54E8C154&__gda__=1420866725_41fa552d02e379ab46cf86e06efe3088
KV Đông-Ri Suốt Thật là ly kỳ quá một câu chuyện âm nhạc sử! Vậy tới bây giờ chú đã có dịp gặp lại người học trò ngày trước chưa ạ?
·         https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-prn2/v/t1.0-1/c28.28.352.352/s32x32/1010768_10200152071231954_31264769_n.jpg?oh=f40d0bfd27403bb39bb0d8a7be0d9c18&oe=54B286BC&__gda__=1425451945_d114a0175841b89cdfb1a53daf4e4808
Hải Phượng Dan Tranh cháu đoán là chưa
·         https://fbcdn-profile-a.akamaihd.net/hprofile-ak-xpa1/v/t1.0-1/c34.34.428.428/s32x32/61858_154794201210257_2568013_n.jpg?oh=8983e9f07f8080091982d90eb29a67a8&oe=54E80D4D&__gda__=1421387601_2f5dc0c3820a189edea2ebb0dce996a6
Duyệt Thị Trang Hải Phượng Dan Tranh và KV Đông-Ri Suốt ơi, Sau đó TDT được gia đình của cô học trò báo tin là 2 người đã làm đám cưới rồi bặt vô âm tín từ đó đến nay.
Tình hình tại Đà Nẳng khi ấy là cực kỳ hổn độn. Bờ sông Bạch Đằng chật cứng người nằm chờ di tản theo tàu HQ vào SG. Riêng những người có quan hệ thì di tản bằng trực thặng ra hạm đội đậu ngòai. khơi. 26.3 giải phóng Huế. 29.3 giải phóng Đà Nẳng. Quân giải phóng đã vào TP mà vẫn có nhiều người cố bơi ra hạm đội bằng mọi phương tiện Ghe, thuyền thúng phao…và không phải ai cũng ra được đến nơi, chết thật thảm. 
Sau khi đưa tiễn hai bạn lên đường, chờ đến ngày 29.3 giải phóng ĐN, TDT đã đến TTVH Pháp để nhờ giúp đỡ trở lại Huế. Người ta sắp xếp cho mình quá giang trên chiếc CitroenTraction do ông giám đốc nhà đèn người Pháp tự lái với giấy phép công vụ đặt biệt.. Ông ta chở một xe rượu vang Bordeaux còn TDT chỉ xách cây Clarinette đựng trong hộp. Đến ngang Truồi, cách Huế 26km thị bị ách lại vì cầu hư. Đêm đã khuya, nhà nhà cúp điện, vừa đói vừa khát nên khách chủ đành khui rượu ra nhậu…chay. Chưa hết một chai thì ông tây lăng ra ngủ khì. TDT tay cẩm chai rượu men theo hành lang qua cầu trực chỉ cuốc bộ về nhà. Đến An Cựu mới chợt nhớ.Thôi chết rồi, mình đã quên cây kèn trên xe. Về đến nhà trằn trọc chỉ mong trời mau sáng để trở lại.Trong lúc thiếp đi thì nghe có tiếng người gọi cửa . Trời, ông Tây đang đứng trước mặt, tay cầm hộp kèn với nụ cười thật tươi.


Không có nhận xét nào: