Trước
giờ mình vẫn dùng "cám ơn" thay vỉ "cảm ơn". Nghĩ cho thấu
đáo thì "cảm ơn" mới là chữ có nghĩa.
- (...) Người Bắc dùng "cảm ơn", người Nam
dùng "cám ơn". Theo mình quan sát là vậy, chắc là do cách phát âm
miền Nam không thích dùng dấu hỏi dấu ngã
-
- (...) Ờ tại hồi đó mình kg hiểu từ cám là gì, mình chỉ hiểu từ cảm, mà
mình thấy người nói giọng nam vẫn dùng cảm và người Việt ở Hải Ngoại thì dùng
cám nhiều hơn mặc dù nói giọng bắc
- (...)
Duyệt Thị Trang: Chữ "cám
ơn" và "cảm ơn" là đồng nghĩa không phân biệt Bắc Nam. Nhưng chữ
cám ơn là phép lịch sự thường được dùng trong giao tế hàng ngày, có thể phát âm
theo nhiều cao độ, sắc độ khác nhau tùy ngữ cảnh. Đôi lúc chữ "cám
ơn" còn được dùng như một từ phủ nhận lạnh lùng. Còn chữ "cảm
ơn" thì bao giờ cũng được thốt lên với lòng trân trọng với âm sắc dịu
dàng. Tuy đồng nghĩa nhưng khác dấu. Cũng như trong tiếng đàn Tranh cùng là một
chữ Xang (Do) mà có thể biểu cảm qua vui buồn giận lẫy khác nhau (Xang,Xáng
Xàng, Xảng). Vì thế khi ta dùng đúng lúc, đúng chỗ sẽ làm cho người nghe hiểu
rỏ được mình hơn Trúc Minh Ngô Hoàng à.
·
·
Trúc Minh Ngô Hoàng: Duyệt Thị Trang. Con
cảm ơn Thầy, Thầy giảng hai chữ hay quá. Tuy người ta nói hay, mà con cũng phải
tập nghe mới hiểu rõ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét