Đang lang thang trên mạng tìm hiểu về chiếc áo dài qua các thời kỳ thì bắt gặp một bài viết nhỏ có liên quan. Thì ra cô học trò của Duyệt Thị Trang đến với cây đàn Tranh cũng là một phần vì muốn "Lội ngược dòng để biết yêu nguồn cội". Vừa rồi có cô bé tên Thùy Dương ở bên Mỹ cũng đã thốt lên:" Thầy ơi, nghe đàn Tranh mà con muốn khóc vì tiếng đàn đẹp quá" đã làm cho Trang Duyệt Thị rơi chén rượu mà về SG chuẩn bị đón tiếp người bạn trẻ. Riêng bạn Trúc Minh từ ngày đến với cây đàn Tranh đã bày tỏ, tuy mỗi tuần chỉ học một lần nhưng khi về nhà, sau công việc, con đã ăn với đàn Tranh, ngủ với đàn Tranh và nghe cả tiếng đàn Tranh trong giấc mơ. Có những đêm ngân nga với tiếng đàn Tranh mà không muốn về phòng ngủ. Nổi niềm của hai bạn trẻ làm nhớ đến câu thơ của Vương Duy:
"Ngân Tranh cửu dạ ân tình lộng. Tâm khiếp cô phòng bất nhẫn qui"
Thật vậy những thanh niên, thiếu nữ ngày nay nếu biết yêu tiếng đàn dân tộc thì đó không phải là sự lội ngược dòng mà là xuôi giòng về với quê hương nguốn cội. Mong lắm thay.
"Ngân Tranh cửu dạ ân tình lộng. Tâm khiếp cô phòng bất nhẫn qui"
Thật vậy những thanh niên, thiếu nữ ngày nay nếu biết yêu tiếng đàn dân tộc thì đó không phải là sự lội ngược dòng mà là xuôi giòng về với quê hương nguốn cội. Mong lắm thay.
Ngô Hoàng Trúc Minh trong chiếc áo dài trên tấm thảm in hình bản đồ thế giới tại thư viện của UN ESCAP - Ủy ban Kinh tế xã hội của Liên Hiệp Quốc ở Bangkok, Thái Lan . |
ÁO DÀI KHÔNG CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI ĐẸP.
Bởi NGÔ HOÀNG TRÚC MINH | Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 23 tháng bảy năm 2014
"Những ngày học cấp III, tôi chưa biết yêu áo dài. Mặc áo dài theo quy định vào mỗi thứ hai đầu tuần khiến tôi cảm thấy bất tiện, vướng víu. Lên đại học, được tìm hiểu nhiều nền văn hóa các nước, tiếp xúc với bạn trẻ đến từ phương xa, tôi bàng hoàng nhận ra mình đang bị “hòa tan”. Không bản sắc, không có lòng tự hào, không biết mình là ai... Tôi không có sức mạnh để trưởng thành. Từ đó tôi quyết định “lội ngược dòng” tìm về cội nguồn, học về văn hóa Việt, rồi phải lòng áo dài.
Vừa rồi có dịp sang Bangkok (Thái Lan) trong chuyến thực tập cuối khóa, tôi có xếp theo hai bộ áo dài nhưng ngại ngần không dám mặc. Cô trưởng khoa của tôi khích lệ: “Mặc đi em. Trang phục truyền thống của dân tộc mình mà!”. Tôi vững dạ mặc áo dài dạo khắp đường phố Bangkok. Từ bảo tàng, chùa chiền, khu trung tâm thương mại, quán ăn, phố đi bộ... đi tới đâu người khác cũng ngoái nhìn, loáng thoáng tiếng “aodai” hay “Vietnam”. Cậu bạn người Thái Lan đi cùng nháy mắt: “Bạn hẳn là tự hào lắm”, tôi mỉm cười mãn nguyện. Tà áo dài Việt đẹp như thế.
Là sinh viên, tiền làm thêm dành dụm được phần lớn tôi dùng để lựa vải và may áo dài theo ý mình. Mỗi lần đến hiệu may nhận áo mới, cảm giác trân quý như cầm trên tay báu vật.
Đã mê áo dài rồi, sau này tốt nghiệp tìm việc làm, tôi tự nhủ sẽ tìm nơi nào được mặc áo dài suốt ngày, nơi tà áo dài được trân trọng như nó luôn xứng đáng được như vậy."
NGÔ HOÀNG TRÚC MINH
(Sinh viên quan hệ quốc tế Trường đại học KHXH&NV TP.HCM)
Vừa rồi có dịp sang Bangkok (Thái Lan) trong chuyến thực tập cuối khóa, tôi có xếp theo hai bộ áo dài nhưng ngại ngần không dám mặc. Cô trưởng khoa của tôi khích lệ: “Mặc đi em. Trang phục truyền thống của dân tộc mình mà!”. Tôi vững dạ mặc áo dài dạo khắp đường phố Bangkok. Từ bảo tàng, chùa chiền, khu trung tâm thương mại, quán ăn, phố đi bộ... đi tới đâu người khác cũng ngoái nhìn, loáng thoáng tiếng “aodai” hay “Vietnam”. Cậu bạn người Thái Lan đi cùng nháy mắt: “Bạn hẳn là tự hào lắm”, tôi mỉm cười mãn nguyện. Tà áo dài Việt đẹp như thế.
Là sinh viên, tiền làm thêm dành dụm được phần lớn tôi dùng để lựa vải và may áo dài theo ý mình. Mỗi lần đến hiệu may nhận áo mới, cảm giác trân quý như cầm trên tay báu vật.
Đã mê áo dài rồi, sau này tốt nghiệp tìm việc làm, tôi tự nhủ sẽ tìm nơi nào được mặc áo dài suốt ngày, nơi tà áo dài được trân trọng như nó luôn xứng đáng được như vậy."
NGÔ HOÀNG TRÚC MINH
(Sinh viên quan hệ quốc tế Trường đại học KHXH&NV TP.HCM)