Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

KIM BẤT NHƯ TY.

Tiếng dây sắt không bằng tiếng dây tơ. Ngày xưa cây đàn Nhị huyền được cột bằng dây tơ, ngày nay người ta thay bằng dây sắt để bền hơn, tiếng vang hơn nhưng không còn giữ được cái thanh âm đẹp như vốn có của cây Nhị huyền ngày xưa.

Nhị huyền cầm là một loại vĩ cầm hai dây mà tên chữ Hán đầy đủ là: Tiêu Vĩ Nhị Huyền Cầm. Cũng như đàn Vĩ Cầm (Violin), đàn Nhị cũng làm bằng cung kéo đàn bằng lông đuôi ngưa gọi là mã vĩ. Nhưng chữ Vĩ (đuôi) trong Tiêu Vĩ Nhị Huyền Cầm là chỉ cái đuôi của cần đàn chứ không phải đôi ngựa.

Theo truyền thuyết Trung Hoa có từ đời Đường về cây đàn này như sau.: Vào một mùa đông tuyết giá có một lữ khách ghé ngang quán rượu bên đường để vừa nhâm nhi vừa sưởi ấm bên đống lửa. Lữ khách là một nhạc sĩ nên nghe trong đống lửa có tiếng nổ lách tách, biết là có thanh gỗ quí đang cháy bèn rút ra khỏi đống lửa và xin chủ quán được đem về nhà. Dù thanh gổ đã bị cháy xém nhưng cũng được người nhạc sĩ chế tác thành một nhạc khí có tên gọi là Tiêu Vĩ Nhị Huyền Cầm. ( Tiêu Vĩ : đuôi đàn cháy xém. Nhị Huyền Cầm: đàn 2 dây)

Ngày nay đàn nhị trong dân gian còn có tên gọi là đàn Cò. Phân ra nhiều loại khác nhau: Nhị Hí, Nhị Huyền ,Nhị Hồ (đàn Gáo)
Đàn Nhị được cấu trúc bởi 3 thành phần : bầu Nhị, cần Nhị và cung Vĩ.
Bầu đàn :có dạng hình ống hoặc hìn hoa muống, làm bắng gổ cứng, một đầu bịt da Trăn. Trên mặt da có ngựa đàn để mắc dây.
Cần đàn: , không có phiếm làm bằng gổ cứng, đầu dưới cắm xuyên qua bầu đàn. Đầu trên có 2 trục lên dây. Ngày trước được xe bằng tơ, nay được thay bằng dây Sắt hoặc nilon.
Cung Vĩ: Làm bằng cành tre cong, hoặc bằng gổ. Hai đầu mắc bằng lông đuôi ngựa được lồng vào giữa 2 dây.
Màu âm của đàn Nhị giàu khả năng diễn cảm, rất gần với tiếng người nên là một nhạc khí không thể thiếu trong các ban nhạc cổ truyền.



Không có nhận xét nào: