Đường thư.(618-906) Nam Man truyện: "Dĩ bạch mộc vi chi, bất gia sức, tào hình trường như nhựt tự dạng, dụng trúc tác tào bính, xuyên dĩ không hồ, trương huyền vô chẩn, hửu thủ dĩ trúc, phiến bát huyền dĩ phát thanh, tả thủ nhấn trúc can nhi thành điệu". (Đàn một dây, đàn Bầu, sách Đường, truyện Nam Man chép: Lấy gổ nhẹ mà làm, không trau chuốc chi, thùng đàn dài hình chữ nhật, đầu chót cắm cán tre, xâu nửa quả bầu khô, giăng dây không phiếm, tay phải lấy que trúc nảy lên tiếng, tay trái nấng cần tre mà thành điệu.)
Nam Man truyện là sách nói về văn hoá, lịch sử một tộc dân ở phương nam trong bộ Đường thư của Trung quốc. Qua đó chứng minh rằng đàn Bầu đã xuất hiện từ thế kỷ thứ VII. Theo sử sách Trung Hoa, : Giả thuyết được phổ biến rộng rãi nhất nói rằng người Việt Nam xưa gốc ở miền hạ lưu sông Dương Tử tới miền bắc Việt Nam gồm nhiều nhóm cư trú ở các nơi khác nhau mà gọi chung là Bách Việt. Về sau bị người Hoa Hạ tràn xuống xâm lấn lãnh thổ, các nhóm này dần dần bị đồng hóa với Người Trung Quốc. Chỉ còn nhóm Lạc Việt. Nam Man 南蠻, nghĩa là "người man rợ phương Nam".
(Nam man là cách gọi của người Trung Quốc nói về dân tộc Việt trong thời kỳ Bắc thuộc). Qua đây để chứng minh rằng nguồn gốc của cây đàn Bầu là do người Viêt Nam chế tác thành.
(Nam man là cách gọi của người Trung Quốc nói về dân tộc Việt trong thời kỳ Bắc thuộc). Qua đây để chứng minh rằng nguồn gốc của cây đàn Bầu là do người Viêt Nam chế tác thành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét