Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015
Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015
GS.VS Trần Văn Khê với trường ĐH Bình Dương,
http://mp3.zing.vn/bai-hat/GS-VS-Tran-Van-Khe-voi-truong-DH-Binh-Duong-Cao-Viet-Hung/IWB0AFZ7.html
GSVS Cao Văn Phường, hiệu trưởng trừờng ĐH Bình Dương và GSVS Trần Văn Khê nâng ly chúc mừng trong ngày lễ thành hôn của Sơn Dã Cuồng Nhân. |
DANH BẤT HƯ TRUYỀN
Được tận mắt chứng kiến nữ chủ nhân của Trà Đạo Việt ướp trà, chế trà, pha trà mới biết nghề chơi cũng lắm công phu. Uống trà tuyệt hảo mà còn "đốt lò hương ấy" trong tiếng đàn dìu dặt thì làm sao mà người thưởng ngoạn không ngây ngất. Thường người ta chỉ say rượu mà hôm nay mình say trà mất rồi. https://www.facebook.com/tantranh/media_set?set=a.916213961734940.1073742000.100000390347472&type=3&pnref=story
Những cánh sen được ướp trong ngăn đá, mổi lần chỉ cần một lá là ngào ngạt mùi hương. |
Thường người ta uống trà để giã rượu, nay thì ngược lại vì hương vị ngọt ngào của trà làm cho ta tưởng mình say. |
Với cách rót trà cũng phải thật là điệu nghệ. |
Nữ sĩ Viên Trân với "long lanh tiếng Nguyệt Cầm." |
Mẹ Tần Tranh tấu khúc Nam Ai. |
"Đốt lò hương ấy..". |
Nghe tiếng đàn của ai mà làm nhớ đến thầy TVK. |
Trong không gian ấm cúng, thoảng hương trầm, nhắp ngụm trà sen mà nhớ người : "Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình" . |
Say trà cất tiếng ca. |
BẮT CÂY ĐÀN VIỆT NÓI TIẾNG TÂY. (TT)
XIN MỜI CÁC BẠN TIẾP TỤC THEO DỎI CÂU CHUYỆN TRAO ĐỔI GIỮA:
Ly Phan, Mai Thanh Sơn về đề tài: BẮT CÂY ĐÀN VIỆT NÓI TIẾNG TÂY
Mai Thanh Son: cách học đàn như thế nào cũng chỉ mang tính tương đối. Các cảnh giới tác giả đề cập tới xin hỏi ai đã đạt được, ai dám nhận là đạt được cảnh giới tâm linh, ai thừa nhận chuyện đó??? Sự phát triển của nhạc Tây có cái hay của họ, Họ hướng đến sự chuyên nghiệp của nền âm nhạc, của diễn tấu, của ta là sự lưu truyền trong dân gian là chủ yếu, âm nhạc chuyên nghiệp gần như ko có khái niệm trong nền âm nhạc truyền thống, chỉ có thể thấy bóng dáng phảng phất thôi. Người nào chưa học nhạc Tây một cách chuyên nghiệp thì cũng ko nên so sánh. Mà có so sánh cũng là sự lệch lạc. 4 cảnh giới bạn viết bài nêu lên theo tôi cũng chưa chuẩn lắm. Nếu ko đạt được việc đàn hay, thoát tục... thì sao có thể thu phục lòng người? Đôi lời trao đổi với tác giả
Ly Phan Chào bạn Mai Thanh Son
Nhân việc bạn có bàn đến sự chuyên nghiệp trong nhạc phương Tây và sự thiếu vắng tính chuyên nghiệp trong âm nhạc truyền thống.
Để dễ thảo luận, mình có tra từ điển để tìm hiểu định nghĩa chung của thế giới về “sự chuyên nghiệp” (Professionalism/ Profesional) thì thấy “tính chuyên nghiệp” là khi một người coi đó là sự nghiệp toàn thời gian và nuôi sống mình.
Định nghĩa tiếp nữa của “sự chuyên nghiệp” là có năng lực và khả năng thẩm định đủ cho một ngành nghề (ví dụ chơi đàn piano chuyên nghiệp nghĩa là có đủ năng lực và khả năng thẩm định đánh giá về piano, chơi đàn tranh thì có đủ năng lực và khả năng thẩm định đánh giá kỹ thuật đàn tranh).
Nếu xét trên định nghĩa này thì thế nào là chuyên nghiệp trong nhạc phương Tây sẽ rất khác thế nào là chuyên nghiệp trong nhạc cổ truyền. Giả dụ khả năng chơi chính xác các nốt nhạc và các kỹ thuật, truyền tải đúng tinh thần được ghi trong bản nhạc trong nhạc phương Tây có thể đã làm nên một sự chuyên nghiệp. Nhưng trong nhạc Tài tử chẳng hạn, chơi chuyên nghiệp nghĩa là phải có khả năng biến tấu và tự sáng tạo cách thể hiện riêng của mình mặc dù cùng chơi trên một lòng bản. Người chơi nhạc Tài tử chỉ có thể tự hào nói rằng tôi luyện mãi mới biến tấu và tự do được như thế này, và không thể đánh giá người chơi nhạc phương Tây khổ luyện để chơi chính xác là “thiếu chuyên nghiệp vì không biết biến tấu”. Người chơi nhạc phương Tây cũng vậy, không thể đem tiêu chí đo cái hay cái đẹp trong trường phái âm nhạc của mình để đem đánh giá nhạc cổ truyền của dân tộc nào đó.
Nếu coi sự chuyên nghiệp là một hệ thống chuẩn mực hoá, trật tự rõ ràng, mọi thứ được ghi chép tài liệu hoá, một cộng một bằng hai, thuận tiện cho việc sao chép, truyền thụ.. thì hoá ra bao nền văn hoá âm nhạc đồ sộ của rất nhiều dân tộc với hệ thống ký âm và định nghĩa về nhạc lý riêng của họ, cùng phương pháp cảm thụ kiểu "từ trái tim đến trái tim" .. là thiếu chuyên nghiệp hay sao?
(Thật lạ kỳ những gì ý nghĩa nhất của nhân loại lại là những thứ chẳng có ai dám đưa chuẩn mực hay dễ dàng lập hệ thống cấp bậc, đo lường phân tích... Tình Yêu là một thứ như vậy chẳng hạn .
Trong đoạn hội thoại giữa Ly và người bạn Mỹ, cả hai đều mang tâm hồn nghệ sỹ và yêu thích môn học của mình. Những chia sẻ của Ly về cách học đàn của mình thật không ngờ dù là một người bạn cách biệt văn hoá và phương thức đào tạo, vẫn tìm được một cảm hứng, một cánh cửa để tự bạn có thêm niềm đam mê cho âm nhạc mà mình đang theo đuổi, chính điều đó làm Ly cảm phục người bạn này.
Bạn Mai Thanh Son nói “Các cảnh giới tác giả đề cập tới xin hỏi ai đã đạt được, ai dám nhận là đạt được cảnh giới tâm linh, ai thừa nhận chuyện đó???”
Xin thưa, tích xưa về Bá Nha khi đến khóc và đàn trước mộ của Tử Kỳ có ghi: “Bá Nha gọi đem Dao cầm tới, đặt lên phiến đá trước mộ, ngồi xếp bằng trên mặt đất một cách nghiêm trang, so dây tấu khúc "Thiên thu trương hận", tiễn người tri âm tài hoa yểu mạng. Tiếng đàn đang réo rắt bỗng trầm hẳn xuống. Gió rừng thổi mạnh, mây đen kéo lại, u ám bầu trời, hồi lâu mới tan. Bá Nha ngưng đàn. Gió ngừng rít, trời trong sáng trở lại, chim ai oán lặng tiếng.”
Về 4 cảnh giới, đây là lời dạy của thầy khiến Ly thấy con đường âm nhạc của mình thêm rộng mở và thêm sâu sắc. Ly nghĩ, bản thân chưa chứng ngộ không có nghĩa là thế gian không có. Cao nhân không thiếu, chỉ không biết mình đã đủ duyên để được diện kiến hay chưa. Nhiều khi người đó đứng ngay trước mặt, mà mình không biết đó thôi.
Về mặt khoa học, Ly sẽ mượn đoạn viết sau để dẫn ý:
“..Bản chất của mọi sự vật là sự dàn trãi năng lượng qua rung động trên những phổ tần số. Chính chúng ta cũng là những tổ hợp của những rung động, tinh hơn hoặc thô hơn như vậy. Và bằng cách lắng nghe các microtone (vi âm) của các octave (quãng tám) nội, chúng ta có thể có được kinh nghiệm cảm nhận những mức năng lượng cao hơn và tinh tế hơn, những mức năng lượng làm thành những phần không thể tách rời của chính chúng ta. Và cảm thấy được điều này, chúng ta sẽ hiểu rằng cao hơn (higher) có được bằng cách nhìn vào bên trong (inner).
Nhưng chính xác thì, làm sao có thể được như vậy? Nếu như tần số của các microtone chỉ cao hơn hay thấp hơn một chút xíu so với các nốt của octave chứa chúng, thì làm sao chúng có thể giúp chúng ta “chạm” được vào các tầng năng lượng cao hơn bên trong chính chúng ta?”
Tác giả đã chứng tỏ bản chất vật chất của các mức (level) khác nhau có liên hệ với nhau: bản chất của thế giới 48 (nốt) được cấu thành từ các octave nội của thế giới 24 (nốt), và thế giới này được xây dựng trên các octave nội của thế giới 12 (nốt) và cứ như vậy …
Các giai điệu có chứa microtone có hai mức có liên hệ với nhau theo cùng cách như hai lớp thế giới liên hệ nói trên: các octave nội và các octave ngoại. Âm nhạc có microtone cần đến các nốt của octave ngoại để chứa chúng, vì một microtone chỉ là chính nó trong mối liên hệ với các nốt octave ngoại. Nếu đứng một mình, các microtone chỉ là những nốt bình thường không hơn không kém. Nhưng khi được chơi trong ngữ cảnh các nốt octave ngoại, nó có “quyền năng” đạt đến các octave nội.
Được gợi ý bởi các microtone, người nghe nếu tập trung đủ sẽ có thể nối chiếc cầu qua khoảng cách giữa các mức bên trong chính họ, và do đó ý thức được sự tồn tại của một mức năng lượng cao hơn và tinh tế hơn ngay bên trong họ, điều không thể làm được trong những trạng thái hàng ngày khác.” (nguồn http://tkxuyen.com/blog/?p=332)
Với Mai Thanh Son, có thể bạn thấy tiếng đàn phải thoát tục thì mới thu phục được lòng người. Nhưng có nhiều bạn khác lại thấy chơi đàn mà thu phục được lòng người đã là thoát tục lắm rồi Biểu tượng cảm xúc grin Chả thế mà có clip đàn tranh “Con bướm xinh” trên youtube hàng triệu người nhấn like dù chơi lạc điệu, sai tông. Vậy trong trường hợp này, thu phục được nhiều like nhưng chắc gì đã là đỉnh cao thiên hạ.
microtone and eastern music - 1
ó những điều từ lâu cảm nhận được mà không biết phải diễn đạt thế nào... đến nay thì mới tập hợp đủ...
TKXUYEN.COM
BĂT CÂY ĐÀN VIỆT NÓI TIẾNG TÂY.
Ngô Hoàng Trúc Minh nêu câu hỏi: “việc nhạc cổ truyền bị mai một là lỗi do các nghệ nhân không chịu đổi mới ?!”
Nói như vậy thì oan cho các nghệ nhân quá TM à. Nhạc khí của mỗi dân tộc đều có những tính năng riêng để diễn cảm tâm hồn của dân tộc đó qua các nhạc bản truyền thống. Chúng la là người Việt mà nói tiếng Anh lưu loát hơn cả người Mỹ thì đó là điều tự hào. Nhưng chỉ biết nói tiếng Mỹ mà quên mất tiếng Việt thì đó là mất gốc.
Trong âm nhạc cũng vậy, Nhìn các bạn trẻ chơi nhạc cụ dân tộc theo phong cách nhạc mới một cách điêu luyện thật đáng ngưỡng mộ. Nhưng nếu các bạn chỉ chạy theo thị hiếu, chạy theo phong trào kể cả việc nhắm mắt tuân theo những giáo trình học tập bắt buộc mà không tự mình trăn trở, tìm hiểu để trở về với nhạc cổ truyền thì thật là đáng tiếc.
Trên đời, mọi thứ đều có thể đổi mới chỉ trừ một điều đó là HỒN DÂN TỘC. Nếu chúng ta đổi mới hồn dân tộc thì không còn là chính mình nữa. Thế nên các nghệ nhân không phải là không biết đọc Đô Ré Mi chuẩn xác nhưng họ vẫn muốn dùng Họ Xự Xang linh động trong việc truyền nhạc là muốn gìn giữ cái hồn dân tộc của tổ tiên để lại đó TM à.
CẢM ƠN FACEBOOK.·
Có những người chưa từng gặp mặt mà thấy thân thiết như tự bao giờ.
Diệu Ngà: "Thầy ơi khoảng 29 tháng 6 con có về VN với 2 bé. Con rất muốn học đàn nhưng ko đi vào SG được. Chị Ly có giải pháp cho con là mời thầy ra HN dạy. Hihihi. Tháng 7 thầy có ra HN với bọn con được không ạ?"
Gởi : Ly Phan “Thật tuyệt, nhất định thầy sẽ lên đường hành tẩu một chuyến vào đầu tháng 7.”
Huyen Nguyen : Duyệt Thị Trang Thầy ơi, thầy ra Hà Nội đi ạ, cho con gặp mặt thầy bái sư có đc ko thầy?
Do Yen Nga : Thầy của chị Ly Phan ! Ước gì có ngày em được diện kiến!
Đỗ Thúy Bình : “ Tương tư không thỏa mối tình thâm.” Mong sẽ đến ngày đó.
Chợt thấy có tin nhắn trên FB : Con là Diệu Ngà đây ạ. Thầy ơi, cho con ngày tháng năm sinh. Số điện thoại và hộ chiếu ạ. Thầy in vé ra nhé...
Người mua vé đang ở tận trời Tây, người nhận vé cách ngàn dăm thẳm. Trao đổi chưa đầy 5 phút. Chỉ với cái Click chuột qua FB đã cầm vé trên tay
Nhớ lại cách đây 40 năm, gọi ra nước ngoài cho người thân đôi khi chưa kịp nói, chỉ vừa kịp khóc là cúp máy hết giờ. Thế giới bây giờ xa nửa vòng trái đất, mà thấy còn gần hơn gan tấc.đã làm cho con người gần như quên đi chữ viết, quên đi sự lãng mạn của những nổi niềm. Còn đâu “Ngàn Trùng Xa Cách” còn đâu “Biệt ly nhớ nhung từ đây”, còn đâu “ Vạn lý sầu lên nối tiếp mây…” Thế nên thật là khó để tìm được một bài thơ hay một nhạc bản trữ tình đúng nghĩa trong xã hội ngày nay.
Thôi thi, tạm hóa thân đi làm ăn mày ngao du sơn thủy, lên đường bắc tiến kết nối tri âm, mong tìm gặp được những bạn đồng tâm.
Diệu Ngà: "Thầy ơi khoảng 29 tháng 6 con có về VN với 2 bé. Con rất muốn học đàn nhưng ko đi vào SG được. Chị Ly có giải pháp cho con là mời thầy ra HN dạy. Hihihi. Tháng 7 thầy có ra HN với bọn con được không ạ?"
Gởi : Ly Phan “Thật tuyệt, nhất định thầy sẽ lên đường hành tẩu một chuyến vào đầu tháng 7.”
Huyen Nguyen : Duyệt Thị Trang Thầy ơi, thầy ra Hà Nội đi ạ, cho con gặp mặt thầy bái sư có đc ko thầy?
Do Yen Nga : Thầy của chị Ly Phan ! Ước gì có ngày em được diện kiến!
Đỗ Thúy Bình : “ Tương tư không thỏa mối tình thâm.” Mong sẽ đến ngày đó.
Chợt thấy có tin nhắn trên FB : Con là Diệu Ngà đây ạ. Thầy ơi, cho con ngày tháng năm sinh. Số điện thoại và hộ chiếu ạ. Thầy in vé ra nhé...
Người mua vé đang ở tận trời Tây, người nhận vé cách ngàn dăm thẳm. Trao đổi chưa đầy 5 phút. Chỉ với cái Click chuột qua FB đã cầm vé trên tay
Nhớ lại cách đây 40 năm, gọi ra nước ngoài cho người thân đôi khi chưa kịp nói, chỉ vừa kịp khóc là cúp máy hết giờ. Thế giới bây giờ xa nửa vòng trái đất, mà thấy còn gần hơn gan tấc.đã làm cho con người gần như quên đi chữ viết, quên đi sự lãng mạn của những nổi niềm. Còn đâu “Ngàn Trùng Xa Cách” còn đâu “Biệt ly nhớ nhung từ đây”, còn đâu “ Vạn lý sầu lên nối tiếp mây…” Thế nên thật là khó để tìm được một bài thơ hay một nhạc bản trữ tình đúng nghĩa trong xã hội ngày nay.
Thôi thi, tạm hóa thân đi làm ăn mày ngao du sơn thủy, lên đường bắc tiến kết nối tri âm, mong tìm gặp được những bạn đồng tâm.
PHAN Ý LY CHIA SẺ VỀ CHUYỆN HỌC ĐÀN
Hôm qua đi chơi, tình cờ nói chuyện với một bạn đến từ Mỹ. Là giáo viên dạy nhạc tại một trường quốc tế. Bạn học piano và saxophone đã 20 năm.
Bạn: Tớ không biết rằng cứ tập luyện mãi cùng bao nhiêu kỹ thuật rồi để làm gì. Tớ không biết là để đạt được điều gì. Tớ nên đi về đâu. Hướng tiếp theo là gì..
Mình: Thầy tớ có nói, cao thủ chỉ đàn lên một tiếng là thiên hạ đã hồn bay phách lạc. Đàn một bài cho hay, và chỉ một bài thôi, chừng đó đã đủ nói lên tất cả. Hơn là đàn bao nhiêu bài mà bài nào cũng dở. Nếu tập luyện mà chỉ để gảy đàn cho đúng nốt nhạc thì dễ quá. Thầy dạy là làm sao trong một nốt mà tự mình có thể thiên biến vạn hoá để kể được tâm tư và nỗi niềm. Mỗi lần mỗi tâm trạng lại là một phiên bản khác nhau. Vì thế tớ cũng đi theo con đường đó.
Bạn: Tớ không biết rằng cứ tập luyện mãi cùng bao nhiêu kỹ thuật rồi để làm gì. Tớ không biết là để đạt được điều gì. Tớ nên đi về đâu. Hướng tiếp theo là gì..
Mình: Thầy tớ có nói, cao thủ chỉ đàn lên một tiếng là thiên hạ đã hồn bay phách lạc. Đàn một bài cho hay, và chỉ một bài thôi, chừng đó đã đủ nói lên tất cả. Hơn là đàn bao nhiêu bài mà bài nào cũng dở. Nếu tập luyện mà chỉ để gảy đàn cho đúng nốt nhạc thì dễ quá. Thầy dạy là làm sao trong một nốt mà tự mình có thể thiên biến vạn hoá để kể được tâm tư và nỗi niềm. Mỗi lần mỗi tâm trạng lại là một phiên bản khác nhau. Vì thế tớ cũng đi theo con đường đó.
Bạn (hít thở sâu): Cậu tập đàn bao lâu một lần?
Mình: Hàng ngày, hoặc hai ngày một lần. Nhưng mình không lên kế hoạch hay mục tiêu rõ ràng. Có thể nói mỗi lần tìm đến cây đàn, cũng giống như muốn được chơi với đàn, chứ không có gì căng thẳng. Chỉ là ngồi vuốt ve nó, thư giãn với nó, không đặt nặng vấn đề là phải đạt điều gì. Thường mỗi lần ngồi chơi như vậy tớ lại ngộ ra một vài điều thầy dạy, một vài kỹ thuật, một vài rung động khác..
Bạn: Tớ học nhạc ở trường bên Mỹ, ở đây môi trường học lúc nào cũng tạo cho bạn cảm giác "Mày còn chưa giỏi đâu" (You are not good enough). Rất áp lực..
Mình: Thầy tớ nói "đời người chơi đàn có bốn giai đoạn: sơ khởi là học để biết đàn; sau đó sẽ thu phục lòng người; đến giai đoạn thứ ba thì người nghệ sĩ sẽ chơi đàn cho chính lòng mình nghe; và sang “cảnh giới” thứ tư, tiếng đàn sẽ thoát tục, đi vào cõi tâm linh...
Mình nói đến đây thấy anh bạn mới quen ngồi lặng người đi suy ngẫm.
Mình kể cho bạn nghe về bài Lý con sáo. Tuy chỉ có hai câu "Ai đem con sáo sang sông, để cho con sáo sổ lồng bay xa".. mà sau bao năm đã trở thành 40 làn điệu khác nhau đại diện cho 40 tỉnh thành.. Chẳng hiểu con sáo làm sao mà được nhắc đến nhiều thế. Nhưng dường như hình ảnh con sáo sổ lồng luôn đại diện cho sự ra đi của người mình yêu thương. Thày dạy là đàn bài Lý con sáo phải đàn làm sao cho .. con sáo bay trở về.
Chắc cũng do duyên tiền định, khi mình luyện tập bài Lý con sáo, người yêu của mình cũng vượt ngàn dặm tìm về chốn hoang vu để nối lại yêu thương với mình.
Thầy còn dạy ta không thể đi kiếm được tình yêu, tự tình yêu tìm đến. Nên một khi nó đã "gõ cửa trái tim" rồi, thì chớ có từ chối mà hãy đón nhận. Những lời ca của tiền nhân cũng dạy rằng dù người ta có bạc với mình thì mình cũng đừng để điều đó làm trái tim mình thôi yêu.
Trò chuyện với nhau thấm thoắt đã đến 3h sáng. Bạn chào tạm biệt và nói rằng đây là câu chuyện tuyệt vời, ý nghĩa và sâu sắc nhất mà bạn từng được nghe trong..27 năm cuộc đời. Rằng bạn rút ra quá nhiều bài học.. và ngay hôm sau bạn sẽ tập đàn, với một tâm thế hoàn toàn khác.
— với Duyệt Thị Trang.
LỜI THƠ Ý NHẠC
Di lưu đôi lời dẫn nhập của nhà thơ Thân Thị Ngọc Quế giới thiệu CD "Lời Thơ Ý Nhạc" do nhạc sĩ Vĩnh Tuấn phổ nhạc và trình bày.
https://www.youtube.com/watch?v=47PvCAODSFo
https://www.youtube.com/watch?v=47PvCAODSFo
THEO DẤU CHÂN THƠ LÊN NÚI BIẾC
Nhà thơ Ngọc Quế được xem như là một hiện tượng của nền thi ca VN. Sau 40 năm thành đạt kinh doanh trên đất Pháp. Đến tuổi 70 mới bắt đầu làm thơ. Trong 10 năm, xuất bản hơn chuc tập thơ rồi quăng bút xuất gia chuyên trì tụng Kim Cang Kinh cho đến khi viên tịch vào tuổi 90. Nói đến thơ Ngọc Quế thì không ai hiểu bà cho bằng Bùi Giáng. “Ít người biết rằng những năm cuối đời, ông đã dành không ít thời gian để hồn thơ của mình hòa âm vịnh họa hàng mấy trăm bài thơ của nữ sĩ Thân Thị Ngọc Quế, mặc dầu trong buổi gặp gỡ đầu tiên vào năm 1994 ông đã nói với bà Quế rằng ông không hề thích vịnh họa thơ ai hết. Nhưng khi bà Quế về rồi, ông giở các tập Tuyết Miền Viễn Xứ , Mây Trắng Đường Về, Giọt Nước Cành Sen, Đường Lên Đỉnh Biếc… của bà ra đọc và hốt nhiên ông rung động hội nhập vào dòng thơ ấy. Từ đó, ông cầm bút ngâm nga vịnh họa thơ bà Ngọc Quế một cách say sưa và miên man như gặp được một hồn thơ tri kỷ. Muốn viết bài thơ lên khói trắng. Để thơ theo khói tỏa muôn trùng - Bùi Giáng vịnh: Bài thơ muốn viết lên sương. Lên mây lên gió lên đường khói bay. Ông gọi bà Ngọc Quế là: "thượng thừa nữ vương thi ca. Một linh hồn vô tận để đi về, sẽ nói với mai sau của Đông Phương - Tây Phương một cái gì mà toàn thể địa cầu dường như đã đánh mất". Bà Ngọc Quế qua đời ngày 21.5 âm lịch (Đinh Hợi - 2007) tại TP.HCM.” ( trích : Giao Hưởng. Báo Thanh Niên) Từ khi về VN thường xuyên, bà kết giao với ni sư Huệ giác rồi trở nên thâm tình như đôi bạn tri kỷ tri âm. Mỗi khi phải chia tay để trở về Pháp hai người lại quyến luyến nhau như không muốn rời xa. Cảm xúc trước tình đạo, tình thơ, tình nhạc của 2 vị, nhà thơ cư sĩ Trụ Vũ đã phóng bút thư pháp:
“Bổng dưng mình tách đôi mình.
Cho mình bên nọ nhớ mình bên kia
Bổng dưng giọt nước mà chia.
Thành hai giọt nước chia lìa nhớ thương
Bổng dưng mình tách trùng dương.
Để cho mình lại nhớ thương chính mình
Bổng dưng mình tách đôi mình.
Cho mình bên nọ nhớ mình bên kia....”
Nhân đây cũng xin giới thiệu đôi lời về ni sư Huệ Giác. Ngài thuộc dòng Thiền Lâm Tế đời 42. Hiện là ni trưởng viện chủ Quan Âm Tu Viện. Người được tiếp nối di nguyện của đức tôn sư Mẫu Trầu Bồng Lai khai sơn môn phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng tại tổ đình Linh Sơn núi Dinh. Thuở trẻ sư cô Huệ Giác theo học nội trú trường trung học Gia Long Saigon. Tuy báo thân là nữ lưu nhưng là một nữ lưu xuất chúng được mọi người ngưỡng mộ gọi là “Ông Lục” Người đã tạo lập và xây dựng hơn 56 cảnh chùa. Khai phá trên 370 mẫu đất trồng rừng, trồng lúa. Hổ trợ cho hàng trăm tăng ni ăn học tại các tự viện. Nuôi dưỡng hàng ngàn trẻ em, người già, tàn tật neo đơn. Có lần ghé thăm Quan Âm Tu Viện tôi được trông thấy một cô gái tóc vàng mắt xanh, xăn quần đến tận đùi đẹp còn hơn người mẫu đang gánh nước thoăn thoắt trong sân chùa. Hỏi ra mới biết đây là một cô gái lai đã từng được bảo lãnh qua Mỹ theo chính sách. Sau một thời gian nhớ cơm chay, nhớ chùa nên xin trở về. Hóa ra trước đây ni sư Huệ Giác đã từng cưu mang nuôi dưỡng hơn 400 em con lai trên núi Dinh, hiện nay đa số đã định cư tại Mỹ và nay các em vẫn thường xuyên liên lạc với nhà chùa. Chúng tôi (Vĩnh Tuấn – Thanh Thúy) may mắn trong một dịp tình cờ được diện kiến ni trưởng Huệ Giác và được ngài đặt cho pháp hiệu là Khánh Hùng – Ngọc Khởi. Trở lại nói về nhà thơ Ngọc Quế. Có thể nói rằng trong lịch sử âm nhạc VN chưa có một nhà thơ nào được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc đến thế. Từ Phạm Duy, Lê Yên, Doãn Mẫn, Hoàng Giác, Tô Vũ, Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn và nhiều nhạc sĩ trẻ khác. Trong số nhạc sĩ phổ nhạc đã có một tác giả gặp sự cố đó là nhạc sĩ Doãn Mẫn của tình ca bất hủ Biệt Ly phổ bài ”Theo Ánh Thơ Sương” gồm 3 đoạn . Đầu mổi câu đều có chữ “Có chàng”
" Có chàng lạc giữa phù vân.
Ngẩn ngơ nhìn cuộc phong trần ngẩn ngơ
Có chàng tìm ánh thơ sương.
Kết thành hoa nắng trong vườn tâm tư
Có chàng đi giữa nắng tà.
Thả bao tiếng nhạc cho hoa chớm vàng…."
Vì chữ viết tay không rỏ của nhà thơ mà nhạc sĩ Doãn Mẫn đã phổ lầm thành chữ “Có chăng” suốt bài. Phải công nhận là Doãn Mẫn tài hoa. Từ dấu huyền đổi thành dấu á mà bài thơ đã chuyển sang một nghĩa khác với ý nhạc vô cùng lung linh huyền ảo. Trịnh Công Sơn là người ít phổ nhạc ai bao giờ, thế mà bài Giọt Nước Cành Sen đã làm cho GS Trần Văn Khê thích thú vừa hát vừa chơi trên đàn Tranh để biểu diễn một cách rất nhuần nhuyễn. Người viết bài này vì ngưỡng mộ nhà thơ mà thực hiện một CD phổ nhạc có tên là “Lời Thơ Ý Nhạc” .Di lưu đôi lời dẫn nhập của Người vẫn còn phảng phất đâu đây.
Theo dấu chân thơ lên núi biếc.
Còn nghe tiếng sáo ước mơ chiều…
.Nay dấu chân thơ đã ra đi biền biệt. Có ai ở lại nghẹn ngào cất tiếng hát :
"Xin gởi lại hoàng hôn bóng nhớ
Câu thơ tiếng nhạc cách muôn trùng
Với bao kỷ niệm trong lời hát
Còn thoảng trong sương trắng mịt mùng…"
Vĩnh Tuấn
XE TƠ.
Nhiều năm qua người ta đã thay dây tơ bằng dây sắt hoặc nilong cho được bền vì cột bằng dây tơ thường hay đứt nửa chừng. Thật ra trong nhạc cổ truyền mà cây đàn không được cột bằng dây tơ thì đã mất đi ½ cái hay vốn có của nó. Người xưa rất trân trọng tiếng tơ:” Đốt lò hương ấy, so tơ phiếm này” Thật vậy, tiếng tơ không chỉ trầm ấm mà còn ngân sâu rất tình. Ngày nay nghề xe dây tơ gần như đã thất truyền, có chăng thì chỉ còn một số ít nghệ nhân yêu nghề tự xe dây cho mình
.
Tơ làm dây đàn phải là tơ sống lấy từ con tằm, vẫn còn nằm trong kén và còn lớp nhựa dính. Nhờ lớp nhựa này, dây tơ xe xong mới bện vào với nhau. . Tiếng tơ như tiếng người, vui buồn giận lẫy khóc cười. Nên chỉ có người thật hiểu tiếng đàn như tiếng lòng mình mới mới tìm đến với dây tơ.
.
Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015
Cây đàn Nguyệt 4 dây được cột thành hai cặp song song nhau gọi là Đài Tiếu. Ngô Hoàng Trúc Minh muốn thể nghiệm “4 dây to nhỏ theo vần cung thương” bằng cách thay 2 cặp đài tiếu với 4 cở dây to nhỏ cách nhau một quảng 8. Duyệt Thị Trang tổ chức mời mấy bạn tri âm đến nghe Trúc Minh bắt chước tiếng đàn của Thúy Kiêu.” Tiếng khoan như gió thoảng ngoài. Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa” Rỏ ràng với cách thay dây này tiếng đàn có uy lực rất tuyệt. Kết thúc buổi giao lưu bạn nào cũng muốn được sở hửu một cây Nguyệt Cầm 4 dây.
Trúc Minh biểu diễn cây đàn Nguyệt Cầm 4 dây. |
https://www.facebook.com/tantranh/media_set?set=a.914466268576376.1073741999.100000390347472&type=3&pnref=story
BẮT CÂY ĐÀN VIỆT NÓI TIẾNG TÂY.
BẮT CÂY ĐÀN VIỆT NÓI TIẾNG TÂY. trên trang FB của Duyệt Thị Trang. Hai bạn Mai Thanh Sơn và Ngô Hoàng Trúc Minh đã quan tâm trao đổi vấn đề này thật thú vị. Nhận thấy đây là chuyện liên quan đến nhạc cổ truyền dân tộc nên muốn chia sẻ đến với mọi người để rộng đường dư luận.
Mai Thanh Son: Âm nhạc cũng là một dạng nghệ thuật qua đó để phản ánh cuộc sống. Nhạc cổ truyền hình thành do con người thì mai một cũng do con người. Con người ở đây là chủ thể của sự hình thành, tồn tại, phát triển hay diệt vong. Nếu âm nhạc truyền thống bị mai một thì do chính sách bảo tồn chưa tốt (vì đây là vốn quý của dân tộc), thị hiếu con người (khán giả) thay đổi do cuộc sống nhưng thiếu sự am hiểu về vốn quý của chính mình để biết giữ gìn, và lỗi cũng chính một phần của người nghệ sĩ chưa tìm ra cách để "hấp dẫn" người nghe, chưa biết làm mới trong giới hạn cho phép (điều này rất tinh vi và nhạy cảm), và một điều quan trọng là người nghệ sĩ chưa biết "giáo dục" người nghe. Vì vậy câu hỏi của bạn đặt ra cũng chỉ ra một phần việc quan trọng cho người nghệ sĩ.
Ngô Hoàng Trúc Minh: Bạn Mai Thanh Son mến, câu hỏi này là do mình đặt ra cho Duyệt Thị Trang cũng khá lâu rồi. Nay xin nối thêm vài lời.
Nếu cho rằng người nghệ sĩ có trách nhiệm giáo dục người nghe thì thật vô lý. Mọi người nghệ sĩ trong mọi lĩnh vực chỉ là những người yêu cái đẹp, theo đuổi tận cùng Chân Thiện Mỹ để mưu cầu riêng mình một điều gì đó thiêng liêng. Không chỉ trong giới âm nhạc, mà người nghệ sĩ nhiếp ảnh, người đầu bếp nấu ăn, người kỹ sư khoa học... chân chính đều có một "chuẩn mực" làm việc. Đó là cái tâm và lòng tự trọng, để sản phẩm của mình là ưng ý nhất. Họ chỉ có thể tự giáo dục chính mình và học trò của mình, chứ không có trách nhiệm giáo dục cho cộng đồng. Việc định hướng cho cộng đồng là trách nhiệm của một nhóm người khác.
Mình ví dụ Nhã nhạc Cung đình Huế là để phục vụ cho tầng lớp quý tộc. Từ khi nước ta không còn vua, Nhã nhạc không được coi sóc, nghệ nhân không được đối đãi tốt, ý thức lưu giữ đúng ngón đàn cổ truyền không có, thì mai một là chuyện phải đến. Lẽ ra phải có những người làm thay trách nhiệm của Thượng Thư bộ Lễ xưa kia, để Nhã Nhạc không phát huy thì ít nhất cũng phải giữ gìn được bài bản xưa. Nhưng hình như chưa làm được gì nhiều đúng không?
Nếu quy trách nhiệm cho nghệ nhân thì quả thật rất... oan. Trách nhiệm của nghệ nhân là trau chuốt ngón đàn của mình cho tinh tế. Còn trách nhiệm của các cấp quản lý lớn hơn nhiều, đó là cái TẦM. Họ nắm trong tay quyền lực, cơ chế, các mối quan hệ, kinh tế... nói chung là rất nhiều điều kiện để làm những việc mà nghệ nhân không đủ sức làm. Người nghệ nhân ra sức giữ gìn, mà cấp quản lý hờ hững thì... "Raise power, raise responsibility", quyền lực thì nắm mà trách nhiệm đẩy cho người khác là không được rồi.
Vài lời trò chuyện, chúc bạn luôn vui vẻ bình an.
Trúc Minh.
— với Mai Thanh Son và Ngô Hoàng Trúc Minh.
Cảm ơn Sơn Dã Cuồng Nhân đã đề tặng bài thơ.
Từ ngày về Long Thành, cầm cuốc là chính, cầm đàn là phụ nên xin nhà giáo đừng gọi Trang Duyệt Thị là nhạc sư mà tủi thân.
Sơn Dã Cuồng Nhân: Con xin mạn phép đề ảnh GS. Trần Văn Khê và Nhạc sư Duyệt Thị Trang
VẸN MẢNH TÌNH CHUNG
cung kính đề ảnh
GS. Trần Văn Khê và Nhạc sư Vĩnh Tuấn
Hai thế hệ, một cung đàn,
Lời quê ai nắn chứa chan tiếng tình…
Mười lăm năm vẹn mảnh tình chung,
Kẻ trước người sau một lối cùng!
Nhạc quyện hồn thiêng soi bóng cũ,
Tơ hòa máu thắm điểm hồn trung.
Nợ bầu sữa Mẹ, căng thành tiếng,
Luyến đất quê Cha, dựng dáng tùng.
Tuế nguyệt mặc dầu câu biến đổi,
Trời Nam vẫn vẹn mảnh tình chung…
Dã Hạc Cư 15.06.2015
tiểu sinh Sơn Dã bái bút
HAI MƯƠI LĂM NĂM TRƯỚC.
Thương chúc Vĩnh Tuấn cùng gia đình được sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc và luôn tiến bộ trong nghệ thuật biểu diễn ca nhạc Huế.
TVK.
Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015
BA CHỊ EM TIẾNG TƠ ĐỒNG.
Hôm nay cả nhà kéo nhau đi xem ba chị em biểu diễn. Có Ly Phan góp mặt "Bèo Dạt Mây Trôi" thật ngọt ngào Có Ngô Hoàng Trúc Minh mặc áo mới lên tặng hoa thật đẹp.Có mẹ Tần Tranh tươi cười:"mèo khen mèo dài đuôi" thật là vui. Bảo Long xúc động không nói nên lời.
Tiếng tơ chưa dứt -
Văn hóa - Giải trí - Âm nhạc - Tuổi Trẻ Online
TTCN - Hơn 20 năm trước, Phan Thị Thanh Thúy là một thiếu nữ Huế nghèo phiêu dạt vào TP.HCM kiếm sống bằng nghề làm đàn tranh.
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/am-nhac/20051030/tieng-to-chua-dut/105544.html
TTCN - Hơn 20 năm trước, Phan Thị Thanh Thúy là một thiếu nữ Huế nghèo phiêu dạt vào TP.HCM kiếm sống bằng nghề làm đàn tranh.
http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/am-nhac/20051030/tieng-to-chua-dut/105544.html
SANH PHẦN.
15 năm trước Trang Duyệt Thị đã dành cho mình một chốn an nghỉ.. Nơi đây là một khoảnh đất hoang vắng có giòng nước bao quanh. Hôm nay khai hoang phát cỏ để trồng dừa. Ngồi nghỉ mệt trên thành đá mà hình dung rồi đây ta sẽ được an nghỉ mãi mãi tại nơi này.
ƯỚC MƠ SẮP THÀNH HIỆN THỰC.
Cách đây 8 năm Duyệt Thị Trang đã nhân giống 20 ngàn cây Tràm để lấy gổ cho dự án xây dựngThảo Xá Hiền Am. Nay các cây Tràm đã đến thời điểm được đốn hạ ngâm xuống suối phòng tránh mối mọt. Ước mơ sắp thành hiện thực rồi.
https://www.facebook.com/tantranh/media_set?set=a.894214143934922.1073741971.100000390347472&type=1&pnref=story
ĐẾN CHỪNG TRỞ LẠI.
Đọc “cõi này lạ chưa” của Sơn Dã Cuồng Nhân mà chợt nhớ đến câu nói của Trang Tử:”Chính tắc tĩnh, tĩnh tắc minh, minh tắc hư, hư tắc vô vi nhi vô bất vi dã”. Thật vậy, sự hạnh phúc của con người không ở chỗ có bao nhiêu tài sản, có quan chức địa vị cao hay thấp mà chính là ở sự tự do và bình an trong tâm hồn. Trong sự tĩnh lặng, chúng ta sẽ tìm thấy được điều đó, nó không chỉ giúp thoát khỏi những suy nghĩ phiền nhiễu ngày thường mà còn có thể giúp ta lĩnh hội được bí quyết của những niếm vui.
“Cõi này lạ chưa
Lạ chưa, chưa lạ
Mãi mê kiếm tìm
Hỏi ai không biết
Từ đâu không hay
Tại sao không nói
Nói đi không lời.
Thời gian trôi mãi
Đến chừng trở lại
Vẫn là không không !…”
ĐẶC SẢN TỪ SÔNG NƯỚC DUYỆT THỊ TRANG. LONG THÀNH
Dọc theo con suối từ Bến Trăng tùy theo chổ nông sâu mà bắt tôm cá nghêu sò ốc hến.
Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015
MỘT NGÀY NHƯ MỌI NGÀY.
Ở quê lao động tay chân là chính, nhưng mỗi tối về các thầy trò thường ngứa nghề đàn ca xướng hát làm vui. Một ngày như mọi ngày nhưng lại không có ngày nào giống ngày nào vì mỗi ngày đều có công việc khác nhau, niềm vui khác nhau.
https://www.facebook.com/tantranh/media_set?set=a.900626576627012.1073741993.100000390347472&type=1&pnref=story
ÂM NHẠC TÀI TỬ TỪ CA NHẠC HUẾ.
Nhà không có TV, chiếu cả tháng rồi bây giờ mới được xem. hôm đó trên đường về quê,sẳn tiện chở mấy chị em vào thu hình. Bổng được đạo diễn đưa vào phỏng vấn. Không kịp chuẩn bị, ăn mặc như xe ôm, đã nói giọng Huế lại còn lắp bắp. Nay nghe lại mà thấy dị quá.
Ý NGHĨA CON DƠI TRÊN CÂY ĐÀN TỲ BÀ
Xin chào cả nhà! Làm ơn cho Huỳnh hỏi, DTT có biết về hình khắc con dơi trên cây đàn tỳ bà có từ khi nào và có ý nghĩa gì hay sự tích gì k? H chơi đàn TB có điều thắc mắc như vậy mà k ai giải thích được..hichic...
Con Dơi là một con vật rất đặc biệt, chỉ thích ở trong tối, ngủ thì lộn đầu xuống đất nên người xưa ví hạng tiểu nhân là con Dơi. Trong các loại nhạc khí cổ truyền thì cây đàn Tỳ Bà được gọi là cầm vương vì tiếng đàn Tỳ Bà có thể cảm hóa được lòng người qua những nổi niềm :.” Đê mi thân thủ tục tục đàn. Thuyết tân tâm trung vô hạn sự”.Theo truyền thuyết vào đời Tần, có con Dơi bổng nhiên sà vào đậu trên đầu cây đàn Tỳ Bà trong lúc một nghệ nhân đang gảy đàn mà đuổi đi đến 3 lần vẫn cứ bay trở lại không chịu rời đi.. Từ đó mỗi đêm con Dơi được nghe nghệ nhân chơi đàn cho đến ngày chết khô. Người nghệ nhân xúc động bèn cho làm một cây TỲ Bà đầu chạm hình con Dơi thay cho chữ Thọ trước đó. Điều này mang ý nghĩa tiếng đàn Tỳ Bà có thể hóa cảm một kẻ xấu thành người tốt, một hạng tiểu nhân thành bậc quân tử, một người từ trong tối thấy được ánh sáng. Bí nhiệm và huyền diệu thay tiếng đàn Tỳ Bà.
TIẾNG TƠ ĐỒNG.
(Trả lời cô Phương Thảo phòng ca nhạc đài truyền hình HTV)
Hôm qua đi thâu hình ngoại cảnh mệt mà vui.Gia đình được mặc áo xanh, áo đỏ,dược quay phim,chụp ảnh lại được HTV cho tiền ăn nhà hàng rồi trên đường về còn ghé siêu thị mua sắm nữa. Thật là một kỷ niệm đáng nhớ mà sau này các cháu lớn lên sẽ không bao giờ quên được. Một lần nữa xin cám ơn cô P.T và HTV vô cùng.
Cô P.T hỏi “ Tiếng Tơ Đồng ” có liên quan gì với ông Tơ Bà Nguyệt như Tô Vũ nói không.
Xin trả lời: Ngày xưa Đàn Tỳ Bà cột bằng dây Tơ; đàn Tranh cột bằng dây Đồng.
Đàn tỳ bà nguyên là hậu thân của đàn Cầm : “ Cầm Phục Hy sở tác, cổ vi ngủ huyền, hậu dụng tứ huyền, toàn huyền phàm thập tam huy ” (Đàn cầm do vua Phục Hy chế ra, xưa là 5 dây, nay dùng 4 dây, thân đàn có 13 phiếm).
Sách Hoàng Đàm Tân Luận: “ Phục Hy thị thủy tước đồng vi cầm, thằng ti vi huyền ”. (Đời Thượng cổ, vua Phục Hy mới chẻ gỗ ngô đồng làm thân đàng và xe tơ làm dây).
Vể sau người Hồ nương theo cây đàn cầm để biến cải và đổi tên thành tỳ bà. Thích Danh: “ Vị kỳ khí xuất ư Hồ trung mã thượng sở cổ; Thôi thủ tiền viết Tỳ; Dẫn thủ khước viết bà ” (Sách Thích Danh gọi đàn này nguyên của quân Hồ cởi ngựa mà đàn, đưa tay tới gọi là tỳ, kéo tay lui gọi là bà. Tỳ bà tứ huyền nhạc khí, nội hệ tế đồng điều vi đảm , thập tam phẩm, do Cầm chi huy vị. (Đàn tỳ bà 4 dây, trong thân đàn có buộc một mảnh lá đồng, cũng 13 phiếm như dàn cầm ). Ngày nay đàn tỳ bà có mặt tại nhiều nước châu Á. Đàn tỳ bà du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ 11. Về cấu trúc hình dáng, cây đàn tỳ bà V.N nhỏ hơn đàn tỳ bà Trung Quốc. Trên đầu đàn có chạm hình con dơi và chi gắn 9 phiếm (thay vì 13 phiếm) . Về tính năng, đàn tỳ bà Việt Nam chủ trọng những âm biến cung và những kỹ thuật rung, nhấn, luyến láy, còn của Trung Quốc thì chủ yếu dùng kỹ thuật reo dây, chạy nốt. Vì thế người Trung Quốc cầm đàn thẳng đứng, còn người Việt Nam thì cầm đàn nằm ngang.
Mãi mê nói về tỳ bà mà lạc đề Ông Tơ bà Nguyệt của cô P.T hỏi rồi. Người ta thường chúc nhau “ xe duyên cầm sắt “ (sắt cầm hảo hợp, bách niên giai lão) thì Cầm chính là đàn tỳ bà làm bằng dây “ tơ ”, còn Sắt chính là đàn tranh làm bằng dây “đồng ”!
Đàn tranh (hậu thân của đàn sắt): Cổ vi ngũ thập huyền , huyền các hửu trụ , khả thượng hạ di động. (Đời xưa đàn này có 50 dây, mổi dây mỗi trục, giỡ lên, giỡ xuống được, vặn căng, vặn chùng được.)
Tần nhân cổ sắt, huynh đệ tương tranh, phá chi nhi vị lưỡng. Tranh chi danh tự thử thủy. tranh Tần thanh giả , Mông Điềm sở tạo thập lục huyền cầm. ( Xưa người Tần đàn Sắt , có hai anh em giành nhau chẻ ra làm hai . Từ đấy mới gọi là Tranh. Giọng đàn tranh là của người Tần do ông Mông Điềm chế thành 16 dây ). Mông Điềm là vị đại tướng triều Tần Thủy Hoàng (246-209) người đã cùng thái tử Phò Tô xây nên Vạn Lý Trường Thành. Từ An Trinh: Hốt văn họa các Tần tranh dật. Tri thị lân gia triệu nữ đàn. (Bỗng nghe dậy tiếng tranh Tần. Biết là cô gái đông lân đạo đàn).
Vậy thì Tiếng Tơ Đồng còn mang một ý nghĩa “ xe duyên Cầm Sắt ” vì sự hòa điệu gắn bó, tri âm tri kỷ của những người yêu nhau.
CÂY ĐÀN THÚY KIỀU.
bản tranh lụa rất đẹp nhưng phụ bản của ông Mai Trung Thứ vẽ Kiều đàn cho Kim Trọng bằng chiếc đàn tỳ bà làm cho tôi rất ngạc nhiên.Bởi lẽ xét về chuyên môn cũng như theo sự diễn đạt của cụ Nguyễn Du thì Thúy Kiều phải đàn nguyệt cầm mới đúng.
Căn cứ vào 4 câu thơ sau:Cuốn Kiều tôi mượn do nhà xuầt bản Văn Hóa in lại thủ bút của ông Mạnh Quỳnh năm 1951 có 6 phụ
467- Hiên sau treo sẳn cầm trăng.
Cầm trăng là hình tượng của cây đàn nguyệt cầm
Cầm trăng là hình tượng của cây đàn nguyệt cầm
471- So dần dây vũ ,dây văn.
Dây vũ,dây văn chính là dây đài, dây tiếu mang 2 âm xàng+liu của nguyêt cầm. Nếu là đàn tỳ bà thì phải so cả 4 dây: họ +xàng +xê+liu
Dây vũ,dây văn chính là dây đài, dây tiếu mang 2 âm xàng+liu của nguyêt cầm. Nếu là đàn tỳ bà thì phải so cả 4 dây: họ +xàng +xê+liu
442- Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương.
To nhỏ ở đây là sự dìu dăt (nuance) chứ không phải để chỉ 4 sợi dây : họ,xàng,xê,liu (sơi to, sợi nhỏ) của đàn tỳ bà, mà chính là để chỉ cây đàn nguyệt cầm xưa có 4 dây gồm 2 dây ”đài” và 2 dây ”tiếu” được cột song song gần nhau (giống cách cột dây đàn mandolin). Bằng chứng là tất cả đàn nguyệt cầm xưa đều có 4 trục lên dây (ngày nay chỉ cột 2 dây cho dễ đàn).
To nhỏ ở đây là sự dìu dăt (nuance) chứ không phải để chỉ 4 sợi dây : họ,xàng,xê,liu (sơi to, sợi nhỏ) của đàn tỳ bà, mà chính là để chỉ cây đàn nguyệt cầm xưa có 4 dây gồm 2 dây ”đài” và 2 dây ”tiếu” được cột song song gần nhau (giống cách cột dây đàn mandolin). Bằng chứng là tất cả đàn nguyệt cầm xưa đều có 4 trục lên dây (ngày nay chỉ cột 2 dây cho dễ đàn).
2570- Bốn dây nhỏ máu 5 đầu ngón tay.
Đây thì nhất định phải là bàn tay trái vì bao nhiêu nổi lòng tâm sự được trút lên tiếng đàn qua nhấn vỗ rung… của tay trái mà tạo thành. Đàn tỳ bà làm theo hình giọt nước, cần đàn rất lớn, nếu xét về chuyên môn thì không ai có thể sử dụng cả năm ngón tay để nhấn trên đàn tỳ bà. Nhưng đàn nguyệt cầm có cần đàn vừa thanh, vừa dài nên nhạc công có thể dùng cả 5 ngón để đàn.
Đây thì nhất định phải là bàn tay trái vì bao nhiêu nổi lòng tâm sự được trút lên tiếng đàn qua nhấn vỗ rung… của tay trái mà tạo thành. Đàn tỳ bà làm theo hình giọt nước, cần đàn rất lớn, nếu xét về chuyên môn thì không ai có thể sử dụng cả năm ngón tay để nhấn trên đàn tỳ bà. Nhưng đàn nguyệt cầm có cần đàn vừa thanh, vừa dài nên nhạc công có thể dùng cả 5 ngón để đàn.
Trong dàn nhạc ngũ tuyệt của Việt Nam hiện nay.(tranh, tỳ, nhị, nguyệt, bầu) thì đã có 4 cây theo nhạc sử Trung quốc đều có ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, kể cả cây đàn bầu. (Đường thư: Độc huyền bào cầm…) Riêng chỉ có cây đàn Nguyệt thì chưa có một nước nào trên thế giới, kể cả Trung quốc, viết về nguồn gốc. Vì cây đàn nguyệt cầm chính là cây đàn thuần tuý nhất của người Việt Nam chế tạo thành. Và phải chăng đó chính là chủ ý của Nguyễn Du Tiên Điền?
KIM BẤT NHƯ TY.
Tiếng dây sắt không bằng tiếng dây tơ. Ngày xưa cây đàn Nhị huyền được cột bằng dây tơ, ngày nay người ta thay bằng dây sắt để bền hơn, tiếng vang hơn nhưng không còn giữ được cái thanh âm đẹp như vốn có của cây Nhị huyền ngày xưa.
Nhị huyền cầm là một loại vĩ cầm hai dây mà tên chữ Hán đầy đủ là: Tiêu Vĩ Nhị Huyền Cầm. Cũng như đàn Vĩ Cầm (Violin), đàn Nhị cũng làm bằng cung kéo đàn bằng lông đuôi ngưa gọi là mã vĩ. Nhưng chữ Vĩ (đuôi) trong Tiêu Vĩ Nhị Huyền Cầm là chỉ cái đuôi của cần đàn chứ không phải đôi ngựa.
Theo truyền thuyết Trung Hoa có từ đời Đường về cây đàn này như sau.: Vào một mùa đông tuyết giá có một lữ khách ghé ngang quán rượu bên đường để vừa nhâm nhi vừa sưởi ấm bên đống lửa. Lữ khách là một nhạc sĩ nên nghe trong đống lửa có tiếng nổ lách tách, biết là có thanh gỗ quí đang cháy bèn rút ra khỏi đống lửa và xin chủ quán được đem về nhà. Dù thanh gổ đã bị cháy xém nhưng cũng được người nhạc sĩ chế tác thành một nhạc khí có tên gọi là Tiêu Vĩ Nhị Huyền Cầm. ( Tiêu Vĩ : đuôi đàn cháy xém. Nhị Huyền Cầm: đàn 2 dây)
Ngày nay đàn nhị trong dân gian còn có tên gọi là đàn Cò. Phân ra nhiều loại khác nhau: Nhị Hí, Nhị Huyền ,Nhị Hồ (đàn Gáo)
Đàn Nhị được cấu trúc bởi 3 thành phần : bầu Nhị, cần Nhị và cung Vĩ.
Bầu đàn :có dạng hình ống hoặc hìn hoa muống, làm bắng gổ cứng, một đầu bịt da Trăn. Trên mặt da có ngựa đàn để mắc dây.
Cần đàn: , không có phiếm làm bằng gổ cứng, đầu dưới cắm xuyên qua bầu đàn. Đầu trên có 2 trục lên dây. Ngày trước được xe bằng tơ, nay được thay bằng dây Sắt hoặc nilon.
Cung Vĩ: Làm bằng cành tre cong, hoặc bằng gổ. Hai đầu mắc bằng lông đuôi ngựa được lồng vào giữa 2 dây.
Màu âm của đàn Nhị giàu khả năng diễn cảm, rất gần với tiếng người nên là một nhạc khí không thể thiếu trong các ban nhạc cổ truyền.
Nhị huyền cầm là một loại vĩ cầm hai dây mà tên chữ Hán đầy đủ là: Tiêu Vĩ Nhị Huyền Cầm. Cũng như đàn Vĩ Cầm (Violin), đàn Nhị cũng làm bằng cung kéo đàn bằng lông đuôi ngưa gọi là mã vĩ. Nhưng chữ Vĩ (đuôi) trong Tiêu Vĩ Nhị Huyền Cầm là chỉ cái đuôi của cần đàn chứ không phải đôi ngựa.
Theo truyền thuyết Trung Hoa có từ đời Đường về cây đàn này như sau.: Vào một mùa đông tuyết giá có một lữ khách ghé ngang quán rượu bên đường để vừa nhâm nhi vừa sưởi ấm bên đống lửa. Lữ khách là một nhạc sĩ nên nghe trong đống lửa có tiếng nổ lách tách, biết là có thanh gỗ quí đang cháy bèn rút ra khỏi đống lửa và xin chủ quán được đem về nhà. Dù thanh gổ đã bị cháy xém nhưng cũng được người nhạc sĩ chế tác thành một nhạc khí có tên gọi là Tiêu Vĩ Nhị Huyền Cầm. ( Tiêu Vĩ : đuôi đàn cháy xém. Nhị Huyền Cầm: đàn 2 dây)
Ngày nay đàn nhị trong dân gian còn có tên gọi là đàn Cò. Phân ra nhiều loại khác nhau: Nhị Hí, Nhị Huyền ,Nhị Hồ (đàn Gáo)
Đàn Nhị được cấu trúc bởi 3 thành phần : bầu Nhị, cần Nhị và cung Vĩ.
Bầu đàn :có dạng hình ống hoặc hìn hoa muống, làm bắng gổ cứng, một đầu bịt da Trăn. Trên mặt da có ngựa đàn để mắc dây.
Cần đàn: , không có phiếm làm bằng gổ cứng, đầu dưới cắm xuyên qua bầu đàn. Đầu trên có 2 trục lên dây. Ngày trước được xe bằng tơ, nay được thay bằng dây Sắt hoặc nilon.
Cung Vĩ: Làm bằng cành tre cong, hoặc bằng gổ. Hai đầu mắc bằng lông đuôi ngựa được lồng vào giữa 2 dây.
Màu âm của đàn Nhị giàu khả năng diễn cảm, rất gần với tiếng người nên là một nhạc khí không thể thiếu trong các ban nhạc cổ truyền.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)