Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2008

Phản hồi bài viết : tại sao âm nhạc dân tộc thất thế(http://tintuconline vietnamnet vn/vn/vanhoa/186178/

“Cây sáo Trúc đàn Nhị, đàn Bầu… cho đến nay vẫn thế” và chúng tôi mong rằng nó sẽ vẫn mãi mãi như thế vì đó chính là truyền thống dân tộc. Nếu chúng ta theo kinh tế thị trường, chìu theo thị hiếu mà hiện đại hóa, điện tử hóa để thu phục giới trẻ thì vô hình dung chúng ta đã đánh mất đi niềm tự hào của một dân tộc có mấy ngàn năm văn hiến..Cái hay của âm nhạc dân tộc Việt Nam không phải là sự hào nhoáng bên ngoài mà chính là ở cái hồn bên trong. Cùng một nốt nhạc đó mà trên cây sáo Trúc, đàn Nhị, đàn Bầu có thể diễn cảm qua nhiều nỗi vui buồn khác nhau; Điều mà các nhạc khí của Tây phương không thể nào làm được. Vì thế để thu phục giới trẻ trở về với âm nhạc dân tộc không phải là tìm cách hiện đại hóa nó mà phải làm cho họ hiểu tính năng của từng loại nhạc khí dân tộc. Khi một tiếng đàn cất lên nó có ý nghĩa như thế nào.. Rung nhanh diễn tả niềm vui, Rung chậm diễn cảm nổi buồn, Rung nhấn bày tỏ sự oán trách, giận hờn, Rung nhún biểu cảm lòng nuối tiếc nhớ thương, Chỉ với một kỷ thuật Rung mà có thể nói lên đựơc bao nhiêu nổi niềm. Tính năng các nhạc cụ Việt Nam có hàng trăm kỷ thuật như thế. Vậy thì cớ sao lại quan tâm đến sự hiện đại hóa hào nhoáng bên ngoài mà quên đi cái tinh tế, cái hồn của dân tộc bên trong. Để thu phục giới trẻ là làm cho họ hiểu được tiếng đàn của người xưa.“ Ngân Tranh cửu dạ ân tình lộng. Tâm khiếp cô phòng bất nhẫn qui”Thanh niên thiếu nữ ngày nay mà hiểu được câu này thì nhất định phải tìm sư hoc đạo.

VĨNH TUẤN

Click here to cancel reply.