Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Hướng về biển Đông.

 FACEBOOK. 30.5.2014
THANH THÚY đã chia sẻ một trạng thái.

HƯỚNG VỀ BIỂN ĐÔNG.
"Dục ẩm Tỳ Bà mã thượng thôi"




Ông già đang tập lái tàu vì muốn ra khơi.
Có ai thích thì hãy đăng ký theo cùng nhé.
 (4 ảnh)

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An

"Nhà nghiên cứu Phan Thuận An, hiện đang sinh sống ở TP. Huế, đã rất cẩn trọng, nâng niu lật tập hồ sơ, lưu giữ hai Châu bản liên quan đến việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa."

Đọc báo, nhìn thấy mặt quen quen, thì ra là nhà nghiên cứu Phan Thuận An. Con người này cách đây 30 năm đã từng lặn lội từ Huế vào thăm căn chòi trên cây của Trang Duyệt Thị ở Long Thành. Đồng Nai. Thời đó chưa có rượu Hoàng hoa nên chỉ mời khách uống chén rượu trắng. Nói toàn chuyện trên trời dưới đất  mà nâng ly  cũng gần 1 lít.


Đến cuối chiều, chủ̉ nhà hỏi thật đến thăm có việc gì. Khách trả lời thật ra là muốn đến tìm hiểu thêm về Đại Nam Quốc Toàn Đồ và Đại Nam Long Phi Đồ. Hai tấm mộc bản của triều Nguyễn liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa. Thì ra là vậy. Không phải bây giờ mà cách đây  30 năm nhà nghiên cứu Phan Thuận An đã từng dày công chứng minh về chủ quyền biển đảo VN. Thật đáng trân trọng.



Châu Bản Triều Nguyễn

Châu Bản Triều Nguyễn



Ngày 14.5, trong hội nghị toàn thể tại Quảng Châu (Trung Quốc), UNESCO đã công nhận hồ sơ châu bản triều Nguyễn là di sản tư liệu (thuộc chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương).

Thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Duyệt Thị Trang. Long Thành.

Tri túc đệ nhất phú. (lời Phật dạy)
Sáng ôm cuốc đi trồng rau. Chiều ôm sách đọc bên chén rượu. Đang suy nghĩ về câu: "Đại đạo bất xưng, đại biện bất ngôn" thì có người đẹp vạch cỏ tìm thăm. Ôi bông bí xào tỏi, món thích khẩu làm quên cả Trang Tử. !

Thanh Thúy. Mẹ của nhóm nhạc ba chị em Tiếng Tơ Đồng





Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Trích nguyồn Facebook : Thanh Thúy. Đàn Tranh.

Đôi lời tâm sự về việc phục dựng kho đàn Tranh sơn mài theo lối xưa.


Sơn mài theo lối xưa phải dùng loại sơn ta, mà sơn ta thì rất lâu khô lại có phản ứng với da cho những người mới bắt đầu. 
Mổi nước sơn phải chờ đến 2 tháng mới sơn nước tiếp theo. Để các nước sơn che phủ được mặt ốc thì ít nhất phải sơn 7 lớp. Công đoạn này nhằm bảo vệ đàn không thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót. 
Xử lý các nước sơn càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài đúng cách sẽ có tuổi thọ đến 400-500 năm. Trước khi sơn còn phải xử lý qua các công đoạn cưa ốc, dán ốc, mài ốc, tách ốc..nên trung bình phải trên 2 năm mới hoàn thành một cây đàn. 

Vì thế Duyệt Thị Trang quyết định làm một loạt cho khỏi mất thời gian chờ đợi. Đây là một bước ngoặc của Duyệt Thị Trang rời chốn phồn hoa để thực hiện dự án của mình. Về Long Thành mua một mảnh rừng hoang rộng đến 10 mẫu của nhiều hộ góp lại, thời đó người ta bán như cho, vì tứ bề hoang vu cỏ dại, lại rất nhiều rắn, đặc biệt rắn hổ và rắn lục thì vô kể. Không điện, không nước, không nhà cửa và không quen biết ai. Thế là phải dựng căn chòi trên cao bên suối để sống qua ngày. 
Chính con suối này là một tài nguyên vô giá trong việc làm đàn vì hầu hết công đoạn sơn mài phải được thực hiện trên giòng nước chảy. Lợi thế có được nhân công giá rẻ với hàng chục thợ miệt mài làm việc suốt mấy năm trời đã hoàn thành hơn được một ngàn khung đàn. Thế rồi qua trận lụt kinh hoàng năm 1989, con suối hiền hòa bổng trở nên dữ dội dâng cao đến 6m cuốn phăng tất cả mọi thứ trôi theo giòng nước. Sau cơn hồng thủy, mọi người đi thu gom lại chỉ còn chưa được 500 khung; nhưng máy móc, vật dụng thì chẳng còn gì nên phải tạm dừng việc làm đàn từ đó.
 Nay đưa các cháu lên SG ăn học mới giật mình. Trong rừng mấy mươi năm cái gì cũng có sẳn, nay ở chốn phồn hoa chỉ bước ra đường là phải có tiền. Cũng nhờ duyên đưa đẩy mới nghỉ đến kho đàn đang dở dang, thế là bắt tay vào phục dựng, trước là để có tiền nuôi con ăn học, sau là không bỏ phí đi bao nhiêu của cải, tâm huyết, công sức suốt cả một thời thanh xuân.

Đến nay xin báo tin vui, là vừa qua đã xuất sang Pháp được 10 cây. Nay đang chuẩn bị 50 cây để đưa sang Mỹ, lần này phải đóng theo container đi đường biển cho khách hàng khỏi phải trả thêm 200usd tiền cước phí bưu điện cho một cây đàn. Hy vọng khi tiêu thụ hết kho đàn thì các con cũng vừa trưởng thành để trở về với Trang Duyệt Thị tiếp tục tinh thần con đường mây trắng như ước mơ.


Làm đàn từ thuở ngày xưa

30 năm sau