Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

LỘI NGƯỢC DÒNG ĐỂ BIẾT YÊU NGUỒN CỘI.




Đang lang thang trên mạng tìm hiểu về chiếc áo dài qua các thời kỳ thì bắt gặp một bài viết nhỏ có liên quan. Thì ra cô học trò của Duyệt Thị Trang đến với cây đàn Tranh cũng là một phần vì muốn "Lội ngược dòng để biết yêu nguồn cội". Vừa rồi có cô bé tên Thùy Dương ở bên Mỹ cũng đã thốt lên:" Thầy ơi, nghe đàn Tranh mà con muốn khóc vì tiếng đàn đẹp quá" đã làm cho Trang Duyệt Thị rơi chén rượu mà về SG chuẩn bị đón tiếp người bạn trẻ. Riêng bạn Trúc Minh từ ngày đến với cây đàn Tranh đã bày tỏ, tuy mỗi tuần chỉ học một lần nhưng khi về nhà, sau công việc, con đã ăn với đàn Tranh, ngủ với đàn Tranh và nghe cả tiếng đàn Tranh trong giấc mơ. Có những đêm ngân nga với tiếng đàn Tranh mà không muốn về phòng ngủ. Nổi niềm của hai bạn trẻ làm nhớ đến câu thơ của Vương Duy:
"Ngân Tranh cửu dạ ân tình lộng. Tâm khiếp cô phòng bất nhẫn qui"
Thật vậy những thanh niên, thiếu nữ ngày nay nếu biết yêu tiếng đàn dân tộc thì đó không phải là sự lội ngược dòng mà là xuôi giòng về với quê hương nguốn cội. Mong lắm thay.
 Ngô Hoàng Trúc Minh trong chiếc áo dài trên tấm thảm in hình bản đồ thế giới tại thư viện của UN ESCAP - Ủy ban Kinh tế xã hội của Liên Hiệp Quốc ở Bangkok, Thái Lan .


ÁO DÀI KHÔNG CHỈ DÀNH CHO NGƯỜI ĐẸP.
Bởi NGÔ HOÀNG TRÚC MINH | Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 23 tháng bảy năm 2014
"Những ngày học cấp III, tôi chưa biết yêu áo dài. Mặc áo dài theo quy định vào mỗi thứ hai đầu tuần khiến tôi cảm thấy bất tiện, vướng víu. Lên đại học, được tìm hiểu nhiều nền văn hóa các nước, tiếp xúc với bạn trẻ đến từ phương xa, tôi bàng hoàng nhận ra mình đang bị “hòa tan”. Không bản sắc, không có lòng tự hào, không biết mình là ai... Tôi không có sức mạnh để trưởng thành. Từ đó tôi quyết định “lội ngược dòng” tìm về cội nguồn, học về văn hóa Việt, rồi phải lòng áo dài.
Vừa rồi có dịp sang Bangkok (Thái Lan) trong chuyến thực tập cuối khóa, tôi có xếp theo hai bộ áo dài nhưng ngại ngần không dám mặc. Cô trưởng khoa của tôi khích lệ: “Mặc đi em. Trang phục truyền thống của dân tộc mình mà!”. Tôi vững dạ mặc áo dài dạo khắp đường phố Bangkok. Từ bảo tàng, chùa chiền, khu trung tâm thương mại, quán ăn, phố đi bộ... đi tới đâu người khác cũng ngoái nhìn, loáng thoáng tiếng “aodai” hay “Vietnam”. Cậu bạn người Thái Lan đi cùng nháy mắt: “Bạn hẳn là tự hào lắm”, tôi mỉm cười mãn nguyện. Tà áo dài Việt đẹp như thế.
Là sinh viên, tiền làm thêm dành dụm được phần lớn tôi dùng để lựa vải và may áo dài theo ý mình. Mỗi lần đến hiệu may nhận áo mới, cảm giác trân quý như cầm trên tay báu vật.
Đã mê áo dài rồi, sau này tốt nghiệp tìm việc làm, tôi tự nhủ sẽ tìm nơi nào được mặc áo dài suốt ngày, nơi tà áo dài được trân trọng như nó luôn xứng đáng được như vậy."
NGÔ HOÀNG TRÚC MINH
(Sinh viên quan hệ quốc tế Trường đại học KHXH&NV TP.HCM)

CÒN THIẾU MỘT NGƯỜI. (Nguồn FB Duyệt Thị Trang)


Ngồi bên suối, chợt nhớ cách đây đã 5 năm có cô bé cất tiếng đàn Tranh cũng tại nơi này Thì ra cô bé đã quên tặng hoa cho mình nhân ngày 20.11. Vì thế mà nàng chẳng có được tấm hình nào. Thôi thì trể còn hơn không, Tối nay lục lại những tấm ảnh cũ để giới thiệu một gương mặt thành viên của Duyệt Thị Trang đó là Tôn NữTần Tranh. Cái tên mà có nhiều người nói rất là khó gọi, ngay cả trong hộ chiếu cũng viết nhầm là “Trần Tranh” vừa phải đi sửa lại. Thật ra chữ Tần Tranh là được lấy từ câu thơ của Từ An Trinh: “Hốt văn họa các Tần Tranh dật. Tri thị lân gia Triệu nữ đàn.” Ngày xưa Trang Duyệt Thị tuy được mẹ truyền cho tiếng đàn từ thuở nhỏ nhưng nếu không có cơ duyên nghe tiếng đàn Tranh của người con gái ở cạnh nhà văng vẳng hàng đêm để rồi “Bất như miên khứ mộng trung khan” thì có thể tiếng đàn của mình không có được cái hồn như của ngày hôm nay. Ngày mốt trở lại SG rồi nhưng vẫn muốn đưa những tấm hình này kịp trong tuần lễ ngày nhà giáo cho Tần Tranh được vui.
VĂN LÂN GIA LÝ TRANH
Bắc Đẩu hoành thiên dạ dục lan
Sầu nhân ỷ nguyệt tứ vô đoan
Hốt văn họa các Tần tranh dật
Tri thị lân gia Triệu nữ đàn
Khúc thành hư ức thanh nga liễm
Điệu cấp dao lân ngọc chỉ hàn
Ngân tỏa trùng quan thinh vị tịch
Bất như miên khứ mộng trung khan
ĐÊM NGHE TIẾNG ĐÀN NHÀ BÊN
Bắc Đẩu ngang trời, đêm tan
Người buồn dựa bóng trăng vàng bâng khuâng
Chợt nghe vẳng tiếng tranh Tần
Từ bên cô Triệu nhà gần vang cao
Khúc tàn, cứ ngỡ mày chau
Điệu mau, lại ngại lạnh đau ngón ngà
Mấy tầng trăng khóa màn hoa
Tìm vào mộng ngủ để mà gặp nhau.
(Lương Giang)
Thích ·  · 
Hai cha con Vĩnh Tuấn - Tần Tranh













XÁCH MÁY LÊN ĐƯỜNG.

Năm 1997 Ba chị em Tần Tranh đã bắt đầu biết quậy. Chăn bò, trồng rau không đủ sống nên Trang Duyệt Thị đành xách máy lên đường. Nơi dừng chân là báo Điện ẢnhKịch Trường do nhà biên kịch Châu Thổ làm Sếp. Khi chân ướt, chân ráo mới đến cũng thường bị Sếp hành sai vặt. Rồi từ từ hiểu ra nên cũng rất quí mến nhau. Kỷ niệm đáng nhớ nơi đây là chụp một loạt hình Hải Phương và sau đó loạt hình này được chọn làm hình bìa cho tờ báo Xuân đoạt giải trang bìa đẹp nhất. Hôm nay nhà biên kịch Châu Thổ cùng hai bạn đồng nghiệp từ Hà Nội ghé thăm Duyệt Thị Trang. Để mừng khách quí, Trang Duyệt Thị đã lấy nhã nhạc mà tiếp đón. Cũng may hôm nay có 2 học trò đến học đàn nên phụ cùng thầy nâng ly góp vui. Trước giờ ra về Châu Thổ hỏi : “Trong thời gian làm báo, anh có gì phiền em không - Có - Về điều gì?- Lúc nào tòa soạn tiếp khách là truyền ông thợ chụp ảnh ra tiếp rượu ! – Thì ra là thế ! Còn nhớ để mà nói lên tức là anh không giận em nữa rồi. – Đúng vậy. Ở đời thương nhau không hết, mang cục giận trong người làm gì cho phiền não.” Thế là ôm hôn thắm thiết trước khi chia tay.

Nhà biên kịch Châu Thổ đoạt giải cống hiến truyền hình.



Hình bìa Hải Phượng Dan Tranh 
Cử nhã nhạc đón khách.
Ba chị em Tần Tranh tiếng Tơ Đồng


Hoàng Oanh biểu diễn Lưu Thủy Kim Tiền.

Ngô Hoàng Trúc minh độc tấu đàn Tranh Lý Con Sáo

Từ mặt qua trái: NS Vĩnh Tuấn, đạo diễn Phạm Thanh Phong, nhà biên kịch Châu Thổ, quây phim Trần Hùng.





Mẹ Tần Tranh chỉ có được cái nghề đổ bánh bèo là ngon.

NHƯ LÀ BẠN TỪ KIẾP TRƯỚC. (Nguồn FB Duyệt Thị Trang)

Tuần qua Trang Duyệt Thị nhận được một giòng tin.: “ Thầy ơi, con tên là Leng Keng ở ngoài Hà Nội muốn đặt mua một cây đàn Tranh có chữ ký của thầy và một câu thầy viết cho con.
Trời ! chữ ký thì dễ, còn viết một câu cho người xa lạ chưa từng gặp mặt thì không dễ chút nào. Nhưng rồi mọi việc cũng xong. Sáng nay mở hộp thư mà thấy quả đất tròn.
“Một người bạn của con vừa mới mua đàn do thầy làm, chị ấy rất vui ( chị tên là Huyền nhưng biệt danh là Leng Keng như tiếng gió thổi), hai chị em con trò chuyện thường xuyên lắm, chị Huyền là người thích đi đây đó, thích giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh ở vùng cao,... Hai chị em rất hợp nhau nhưng chưa bao giờ gặp mặt mà chỉ viết thư cho nhau, cách đây khoảng 1 năm chị đọc mấy bài báo về con nên đã liên lạc, rồi từ đó hai người cảm thấy như là bạn từ kiếp trước, luôn đồng điệu về tầm hồn, đã kết bạn . Lúc nào gặp thầy rồi con sẽ kể cho thầy nghe nhiều về chị nữa.
Vậy là chẳng mấy chốc là con sẽ được gặp gia đình, bố mẹ của con và sẽ gặp gia đình thầy nữa. Đợt này con đang rất bận vì nhiều bài vở, kì thi cuối vào 15/12, nhưng nghĩ đến ngày về là con có động lực học và làm việc. Hôm qua chị Leng Keng chụp ảnh cây đàn và chữ kí của thầy rồi gửi cho con xem, con vui quá mà cười suốt ngày luôn, cảm thấy như mình là người nhận đàn luôn.
Con chúc thầy và gia đình sức khỏe.
Học trò Thùy Dương”

Thì ra con người xa lạ này cũng là một nhân vật thân thiết của Thùy Dương, một bạn trẻ mà Trang Duyệt Thị cũng chưa từng gặp mặt:"Thầy Vĩnh Tuấn, con thật may mắn khi được thầy nhận làm trò, rồi đây khi con về nước con sẽ cố gắng hết sức mình để có thể hiểu hết lời thầy giảng, dù chưa được học dưới sự giảng dạy trực tiếp của thầy một ngày nhưng con có cảm giác thầy trò mình đã có cơ duyên từ kiếp trước."
Bổng dưng được kết nối “NHƯ LÀ TỪ KIẾP TRƯỚC” với các bạn thật là vui. Vâng, chúng ta hãy cùng nhau cất tiếng đàn cho “gió cuốn đi” nhé.

Thích ·  · 

KHÓC CƯỜI VỚI TIẾNG ĐÀN TRANH. (Nguồn FB Tần Tranh)


Ông già ở Long Thành hàng tháng chỉ phục dựng được 10 cây đàn Tranh sơn mài theo lối xưa. Mỗi sáng thức dậy đi làm cỏ, buổi chiều làm đàn, buổi tối đọc sách. Bên mình lúc nào cũng kè kè bầu hoàng hoa lúc nghỉ mệt. 
 Ông nói : “Mỗi ngày chỉ ăn cơm một buổi với muối dưa mà thấy vui. Thì ra cuộc sống của con người muốn ăn ngon phải để cho thật đói, muốn uống ngon phải để cho thật khát. Không đói, không khát mà cứ ăn cứ uống thì không chỉ phí của trời mà còn mang thêm bịnh tật"

.
Mẹ Thanh Thúy và chị Ngô Hoàng Trúc Minh


Tần Tranh và ba Vĩnh Tuấn

Ngày xưa nơi đây có căn nhà sàn của gia đình Duyệt Thị Trang.
Đưa khung đàn về SG lắp ráp.
Hai thầy trò Trang Duyệt Thị

Học trò hộ giá thầy về TP bằng xe Vespa

Sau khi lắp ráp hoàn chỉnh. Đàn mặt trắng giọng Kim kêu lanh lãnh, mặt vàng giọng Thổ tiếng trầm buồn.


Bắt đầu từ tháng 12 này ông già sẽ lên Sài gòn để chuẩn bị đón người bạn trẻ từ Mỹ về học đàn Tranh; một cô gái xa lạ chưa từng gặp mặt. Ở đời đôi khi chỉ vì một câu nói đúng lúc có thể làm cho người khác thay đổi nếp sống: Dương Tran viết: “ Mấy tháng nay ngày nào con cũng nghe đàn Tranh và đôi lúc khóc nữa vì thấy nó quá hay và đẹp.” Thật vậy, mình chơi đàn Tranh đã hơn 10 năm mà vẫn chưa nói được điều này. Ông già cảm động là phải. Mai mốt Bạn sẽ cùng với gia đình Duyệt Thị Trang ăn một mâm,nằm một chiếu để khóc cười với tiếng đàn Tranh trong những ngày ngắn ngủi về với quê hương . Mình tin rằng những ai đã thấy cây đàn Tranh VN quá hay, quá đẹp thì nhất định sẽ thành công trong việc chơi đàn.
Tháng 12 này hai mẹ con Tần Tranh sẽ vất vả vì vừa dạy đàn vừa thay ông già phục dựng những cây đàn làm dở dang. Đã lỡ hẹn với khách hàng nên phải giữ đúng lời. Cũng may có chị Trúc Minh không quản đường sá xa xôi đã đi theo cùng phụ giúp mang những khung đàn về Sài Gòn. Để cám ơn cô học trò của ba xin gởi theo đây mấy tấm hình để tặng chị vừa chụp hôm qua thật là vui.

Buổi gặp mặt với cựu học sinh trường Nguyễn Tri Phương. Huế

Thấm thoát mà đã gần nủa thế kỷ trôi qua. Thật là cảm động được gặp lại nhau nhân ngày 20.11

Hai thầy giáo U70 song ca trước các học trò nay cũng là các thầy giáo U60


Nhà giáo Hồng Dũ Lưu nguyên hiệu trưởng trường Nguyễn Tri Phương và Trang Duyệt Thị : "Thoáng chốc thì ra đã bạc đầu”.

Bạn Lê Văn Hùng hiện là Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Công nghệ, bộ Công thương.


Kỷ sư Toàn, người tổ chức buổi gặp mặt. Xin cám ơn em, lúc nào có chuyện gì vui cũng nghĩ đến thầy Vĩnh Tuấn.

Thầy rất tiếc đã quên mất tên bạn. Hôm nay được nghe bạn nhắc lại những kỷ niêm xưa thật vui.Thầy không ngờ có những học trò còn nhớ đến mình thật dễ thương . Bạn là một tiến sĩ toán học mà có giọng hát ngọt ngào còn trên cả tuyệt vời.

Đến giờ này thì trò chỉ biết cười còn thầy thì quên đường về.



Bạn Trần Thuận là thầy giáo dạy Tiếng Anh.




Cô Nguyễn Thị Minh công tác ngành may mặc




"Còn gặp nhau thì hãy cứ say"




"Quên cả không gian lẫn tháng ngày" (TNHK)




Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc chia tay. Hôm nay mà không có hộ vệ đi kèm thì chắc phải xin ngủ lại quán.