Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

KHÓC CƯỜI VỚI TIẾNG ĐÀN TRANH. (Nguồn FB Tần Tranh)


Ông già ở Long Thành hàng tháng chỉ phục dựng được 10 cây đàn Tranh sơn mài theo lối xưa. Mỗi sáng thức dậy đi làm cỏ, buổi chiều làm đàn, buổi tối đọc sách. Bên mình lúc nào cũng kè kè bầu hoàng hoa lúc nghỉ mệt. 
 Ông nói : “Mỗi ngày chỉ ăn cơm một buổi với muối dưa mà thấy vui. Thì ra cuộc sống của con người muốn ăn ngon phải để cho thật đói, muốn uống ngon phải để cho thật khát. Không đói, không khát mà cứ ăn cứ uống thì không chỉ phí của trời mà còn mang thêm bịnh tật"

.
Mẹ Thanh Thúy và chị Ngô Hoàng Trúc Minh


Tần Tranh và ba Vĩnh Tuấn

Ngày xưa nơi đây có căn nhà sàn của gia đình Duyệt Thị Trang.
Đưa khung đàn về SG lắp ráp.
Hai thầy trò Trang Duyệt Thị

Học trò hộ giá thầy về TP bằng xe Vespa

Sau khi lắp ráp hoàn chỉnh. Đàn mặt trắng giọng Kim kêu lanh lãnh, mặt vàng giọng Thổ tiếng trầm buồn.


Bắt đầu từ tháng 12 này ông già sẽ lên Sài gòn để chuẩn bị đón người bạn trẻ từ Mỹ về học đàn Tranh; một cô gái xa lạ chưa từng gặp mặt. Ở đời đôi khi chỉ vì một câu nói đúng lúc có thể làm cho người khác thay đổi nếp sống: Dương Tran viết: “ Mấy tháng nay ngày nào con cũng nghe đàn Tranh và đôi lúc khóc nữa vì thấy nó quá hay và đẹp.” Thật vậy, mình chơi đàn Tranh đã hơn 10 năm mà vẫn chưa nói được điều này. Ông già cảm động là phải. Mai mốt Bạn sẽ cùng với gia đình Duyệt Thị Trang ăn một mâm,nằm một chiếu để khóc cười với tiếng đàn Tranh trong những ngày ngắn ngủi về với quê hương . Mình tin rằng những ai đã thấy cây đàn Tranh VN quá hay, quá đẹp thì nhất định sẽ thành công trong việc chơi đàn.
Tháng 12 này hai mẹ con Tần Tranh sẽ vất vả vì vừa dạy đàn vừa thay ông già phục dựng những cây đàn làm dở dang. Đã lỡ hẹn với khách hàng nên phải giữ đúng lời. Cũng may có chị Trúc Minh không quản đường sá xa xôi đã đi theo cùng phụ giúp mang những khung đàn về Sài Gòn. Để cám ơn cô học trò của ba xin gởi theo đây mấy tấm hình để tặng chị vừa chụp hôm qua thật là vui.

Không có nhận xét nào: