Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2007

Phi chăng có một mối liên hệ giữa những

Cầm tấu khúc của Thuý Kiều

với các danh phẩm cổ truyền Huế


Huơng giang nhất phiếm nguyệt

Thiên cổ hứa đa sầu

Nguyễn Du

VĨNH TUẤN

Lúc Kiều sơ ngộ Kim Trọng thấy dung quang người “Chẳng sân ngọc bội cũng phường Kim Môn”.Lại đoán số phận mình “ngàn thu bạc mệnh một đời tài hoa” rồi e ngại”Trăm năm biết có duyên gì hay không”. Cho nên nhân dip này mượn tiếng đàn để báy tỏ nỗi niềm với ườc mong nhân định thắng thiên

.

473.Khúc đâu Hán Sở chiến trường.


Sở vương Hạng Vũ đánh trăm trận trăm thắng chỉ thua một trận Cai Hạ mà bỏ thân tại Ô Giang , phó đại cuộc về tay Hán vương Lưu Bang, chẳng qua tài ba không hơn được số mạng .Thúy Kiều tấu khúc này làm cho ta liên tưởng đến bài Xuân Phong-Long Hồ, hai trong mười bài nổi tiếng “ Liễn bộ thập chương” cuả Nhã Nhạc cung đình Huế .

Mởđầu với hai câu rao:

Cuộc đời như ngọn gió xuân

Hổ Long quyết đấu chiến trường mà chi”

Để rồi:

Lòng dặn lòng .

Ai mặc ai .

Thương cứ thương .

Nhớ cứ nhớ .

Chuyện vui cuời .

Người ở đời .

Đừng đem dạ, đem dạ sầu tư.

Ai mà thoát khỏi ra vòng nợ duyên .


Rứa cũng nên .

Miễn cho bền .

Lòng chớ phiền .

Lửa càng đượm dám xin giữ gìn .

Khuyên ai, đừng phãi hương nguyền



.

475.Khúc đâu Tư Mã phượng cầu


Ông Tư Mã Tương Như vì yêu nàng Trác Văn Quân mà viết nên khúc hát: ”Phụng hề Phụng hề qui cố hương. Ngao du tứ hải cầu kỳ hoàng”

(Phượng ơi! Phượng ơi về cố hương. Dạo chơi bốn bể tìm người thương) . Trong nhạc truyền thống Huế có bài Lý con sáo : “ Ai đem con sáo sang sông . Để cho con sáo sổ lồng bay xa” chỉ với hai câu lục bát mà từ gốc Huế đã lan truyền qua nhiều cách thể hiện khác nhau: Lý con sáo Huế : buồn tủi, sầu thương. Lý con sáo Nam: ai oán giận hờn. Lý con sáo Bắc : xót xa tiếc nuối… Hính ảnh con sáo sổ lồng bay xa làm cho ta liên tưởng đến Phụng cầu hoàng của Tư Mã Tương Như với nổi niềm ai oán thiết tha đã làm xiêu lòng nàng Trác Văn Quân trở về với mình.


477.Kê Khang này khúc Quảng Lăng


Ông Kê Khang sinh về cuối đời nhà Ngụy thời Tam Quốc (221-264),gặp lúc vận nước Ngụy sắp nguy vong , bao nhiêu trung thần nghĩa sĩ đều bị ám hại . Trông thấy cuộc đời hiểm trở eó le, lắm nổi đau lòng ông mới chế ra khúc “Quảng Lăng Tán “ để nói về sự vô thường của đời người .”Một rằng Lưu thủy hai rằng Hành vân”,nước chảy mây bay chẳng định nơi.

Trong nhạc cổ truyuền Huế khi đàn hơi Khách thường được khởi nhạc bằng bài Lưu thủy , còn với hơi Nam thường được bắt đầu bằng bản Hành vân. Đây là hai bài căn bản nhất của người học nhạc truyền thống và phải chăng nó đã được sáng tác ra để hình dung tiếng đàn của Thúy Kiều qua khúc Quảng Lăng .


779.Quá quan này khúc Chiêu Quân


Vương Chiêu Quân là một cung nữ tài sắc vẹn toàn đời Hán Nguyên đế bị đem cống nạp cho Thuyền Vu ( tù trưởng quân Hung nô ) để đổi lấy hoà ước . Lúc qua đến đất Hồi , Chiêu Quân gảy khúc Quá quan làm mọi người đưa tiễn đều phải khóc.

Trong lịch sử nước ta cũng có Huyền Trân công chúa đã phải kết duyên cùng Chế Mân (1306) vua nước Chiêm Thành để đổi lấy hai châu Ô, Lý (Huế ngày nay)

Nước non ngàn dặm ra đi

Tội tình chi

Mượn màu son phấn đền nợ Ô Lý

Đắng cay vì đương độ xuân thì…”

(Theo điệu Nam Bình) vô cùng sầu thương,buồn thảm.


Sự liên tưởng ngẫu nhiên làm cho ta giật mình. Câu hỏi được đặc ra: Phải chăng có một số danh phẩm nhạc cổ truyền Huế đã được hình thành từ cảm hứng những cầm tấu khúc của Vương Thúy Kiều?

Không có nhận xét nào: