Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

BẮT CÂY ĐÀN VIỆT NÓI TIẾNG TÂY.



BẮT CÂY ĐÀN VIỆT NÓI TIẾNG TÂY. trên trang FB của Duyệt Thị Trang. Hai bạn Mai Thanh Sơn và Ngô Hoàng Trúc Minh đã quan tâm trao đổi vấn đề này thật thú vị. Nhận thấy đây là chuyện liên quan đến nhạc cổ truyền dân tộc nên muốn chia sẻ đến với mọi người để rộng đường dư luận.


Mai Thanh Son: Âm nhạc cũng là một dạng nghệ thuật qua đó để phản ánh cuộc sống. Nhạc cổ truyền hình thành do con người thì mai một cũng do con người. Con người ở đây là chủ thể của sự hình thành, tồn tại, phát triển hay diệt vong. Nếu âm nhạc truyền thống bị mai một thì do chính sách bảo tồn chưa tốt (vì đây là vốn quý của dân tộc), thị hiếu con người (khán giả) thay đổi do cuộc sống nhưng thiếu sự am hiểu về vốn quý của chính mình để biết giữ gìn, và lỗi cũng chính một phần của người nghệ sĩ chưa tìm ra cách để "hấp dẫn" người nghe, chưa biết làm mới trong giới hạn cho phép (điều này rất tinh vi và nhạy cảm), và một điều quan trọng là người nghệ sĩ chưa biết "giáo dục" người nghe. Vì vậy câu hỏi của bạn đặt ra cũng chỉ ra một phần việc quan trọng cho người nghệ sĩ.

Ngô Hoàng Trúc Minh: Bạn Mai Thanh Son mến, câu hỏi này là do mình đặt ra cho Duyệt Thị Trang cũng khá lâu rồi. Nay xin nối thêm vài lời.

Nếu cho rằng người nghệ sĩ có trách nhiệm giáo dục người nghe thì thật vô lý. Mọi người nghệ sĩ trong mọi lĩnh vực chỉ là những người yêu cái đẹp, theo đuổi tận cùng Chân Thiện Mỹ để mưu cầu riêng mình một điều gì đó thiêng liêng. Không chỉ trong giới âm nhạc, mà người nghệ sĩ nhiếp ảnh, người đầu bếp nấu ăn, người kỹ sư khoa học... chân chính đều có một "chuẩn mực" làm việc. Đó là cái tâm và lòng tự trọng, để sản phẩm của mình là ưng ý nhất. Họ chỉ có thể tự giáo dục chính mình và học trò của mình, chứ không có trách nhiệm giáo dục cho cộng đồng. Việc định hướng cho cộng đồng là trách nhiệm của một nhóm người khác.
Mình ví dụ Nhã nhạc Cung đình Huế là để phục vụ cho tầng lớp quý tộc. Từ khi nước ta không còn vua, Nhã nhạc không được coi sóc, nghệ nhân không được đối đãi tốt, ý thức lưu giữ đúng ngón đàn cổ truyền không có, thì mai một là chuyện phải đến. Lẽ ra phải có những người làm thay trách nhiệm của Thượng Thư bộ Lễ xưa kia, để Nhã Nhạc không phát huy thì ít nhất cũng phải giữ gìn được bài bản xưa. Nhưng hình như chưa làm được gì nhiều đúng không?
Nếu quy trách nhiệm cho nghệ nhân thì quả thật rất... oan. Trách nhiệm của nghệ nhân là trau chuốt ngón đàn của mình cho tinh tế. Còn trách nhiệm của các cấp quản lý lớn hơn nhiều, đó là cái TẦM. Họ nắm trong tay quyền lực, cơ chế, các mối quan hệ, kinh tế... nói chung là rất nhiều điều kiện để làm những việc mà nghệ nhân không đủ sức làm. Người nghệ nhân ra sức giữ gìn, mà cấp quản lý hờ hững thì... "Raise power, raise responsibility", quyền lực thì nắm mà trách nhiệm đẩy cho người khác là không được rồi.

Vài lời trò chuyện, chúc bạn luôn vui vẻ bình an.

Trúc Minh.

— với Mai Thanh SonNgô Hoàng Trúc Minh.



Không có nhận xét nào: