Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

BẮT CÂY ĐÀN VIỆT NÓI TIẾNG TÂY. (TT)

XIN MỜI CÁC BẠN TIẾP TỤC THEO DỎI CÂU CHUYỆN TRAO ĐỔI GIỮA:

Ly Phan, Mai Thanh Sơn về đề tài: BẮT CÂY ĐÀN VIỆT NÓI TIẾNG TÂY

Mai Thanh Son: cách học đàn như thế nào cũng chỉ mang tính tương đối. Các cảnh giới tác giả đề cập tới xin hỏi ai đã đạt được, ai dám nhận là đạt được cảnh giới tâm linh, ai thừa nhận chuyện đó??? Sự phát triển của nhạc Tây có cái hay của họ, Họ hướng đến sự chuyên nghiệp của nền âm nhạc, của diễn tấu, của ta là sự lưu truyền trong dân gian là chủ yếu, âm nhạc chuyên nghiệp gần như ko có khái niệm trong nền âm nhạc truyền thống, chỉ có thể thấy bóng dáng phảng phất thôi. Người nào chưa học nhạc Tây một cách chuyên nghiệp thì cũng ko nên so sánh. Mà có so sánh cũng là sự lệch lạc. 4 cảnh giới bạn viết bài nêu lên theo tôi cũng chưa chuẩn lắm. Nếu ko đạt được việc đàn hay, thoát tục... thì sao có thể thu phục lòng người? Đôi lời trao đổi với tác giả

Ly Phan Chào bạn Mai Thanh Son

Nhân việc bạn có bàn đến sự chuyên nghiệp trong nhạc phương Tây và sự thiếu vắng tính chuyên nghiệp trong âm nhạc truyền thống.

Để dễ thảo luận, mình có tra từ điển để tìm hiểu định nghĩa chung của thế giới về “sự chuyên nghiệp” (Professionalism/ Profesional) thì thấy “tính chuyên nghiệp” là khi một người coi đó là sự nghiệp toàn thời gian và nuôi sống mình.

Định nghĩa tiếp nữa của “sự chuyên nghiệp” là có năng lực và khả năng thẩm định đủ cho một ngành nghề (ví dụ chơi đàn piano chuyên nghiệp nghĩa là có đủ năng lực và khả năng thẩm định đánh giá về piano, chơi đàn tranh thì có đủ năng lực và khả năng thẩm định đánh giá kỹ thuật đàn tranh).

Nếu xét trên định nghĩa này thì thế nào là chuyên nghiệp trong nhạc phương Tây sẽ rất khác thế nào là chuyên nghiệp trong nhạc cổ truyền. Giả dụ khả năng chơi chính xác các nốt nhạc và các kỹ thuật, truyền tải đúng tinh thần được ghi trong bản nhạc trong nhạc phương Tây có thể đã làm nên một sự chuyên nghiệp. Nhưng trong nhạc Tài tử chẳng hạn, chơi chuyên nghiệp nghĩa là phải có khả năng biến tấu và tự sáng tạo cách thể hiện riêng của mình mặc dù cùng chơi trên một lòng bản. Người chơi nhạc Tài tử chỉ có thể tự hào nói rằng tôi luyện mãi mới biến tấu và tự do được như thế này, và không thể đánh giá người chơi nhạc phương Tây khổ luyện để chơi chính xác là “thiếu chuyên nghiệp vì không biết biến tấu”. Người chơi nhạc phương Tây cũng vậy, không thể đem tiêu chí đo cái hay cái đẹp trong trường phái âm nhạc của mình để đem đánh giá nhạc cổ truyền của dân tộc nào đó.

Nếu coi sự chuyên nghiệp là một hệ thống chuẩn mực hoá, trật tự rõ ràng, mọi thứ được ghi chép tài liệu hoá, một cộng một bằng hai, thuận tiện cho việc sao chép, truyền thụ.. thì hoá ra bao nền văn hoá âm nhạc đồ sộ của rất nhiều dân tộc với hệ thống ký âm và định nghĩa về nhạc lý riêng của họ, cùng phương pháp cảm thụ kiểu "từ trái tim đến trái tim" .. là thiếu chuyên nghiệp hay sao?
(Thật lạ kỳ những gì ý nghĩa nhất của nhân loại lại là những thứ chẳng có ai dám đưa chuẩn mực hay dễ dàng lập hệ thống cấp bậc, đo lường phân tích... Tình Yêu là một thứ như vậy chẳng hạn .

Trong đoạn hội thoại giữa Ly và người bạn Mỹ, cả hai đều mang tâm hồn nghệ sỹ và yêu thích môn học của mình. Những chia sẻ của Ly về cách học đàn của mình thật không ngờ dù là một người bạn cách biệt văn hoá và phương thức đào tạo, vẫn tìm được một cảm hứng, một cánh cửa để tự bạn có thêm niềm đam mê cho âm nhạc mà mình đang theo đuổi, chính điều đó làm Ly cảm phục người bạn này.

Bạn Mai Thanh Son nói “Các cảnh giới tác giả đề cập tới xin hỏi ai đã đạt được, ai dám nhận là đạt được cảnh giới tâm linh, ai thừa nhận chuyện đó???”

Xin thưa, tích xưa về Bá Nha khi đến khóc và đàn trước mộ của Tử Kỳ có ghi: “Bá Nha gọi đem Dao cầm tới, đặt lên phiến đá trước mộ, ngồi xếp bằng trên mặt đất một cách nghiêm trang, so dây tấu khúc "Thiên thu trương hận", tiễn người tri âm tài hoa yểu mạng. Tiếng đàn đang réo rắt bỗng trầm hẳn xuống. Gió rừng thổi mạnh, mây đen kéo lại, u ám bầu trời, hồi lâu mới tan. Bá Nha ngưng đàn. Gió ngừng rít, trời trong sáng trở lại, chim ai oán lặng tiếng.”

Về 4 cảnh giới, đây là lời dạy của thầy khiến Ly thấy con đường âm nhạc của mình thêm rộng mở và thêm sâu sắc. Ly nghĩ, bản thân chưa chứng ngộ không có nghĩa là thế gian không có. Cao nhân không thiếu, chỉ không biết mình đã đủ duyên để được diện kiến hay chưa. Nhiều khi người đó đứng ngay trước mặt, mà mình không biết đó thôi.

Về mặt khoa học, Ly sẽ mượn đoạn viết sau để dẫn ý:

“..Bản chất của mọi sự vật là sự dàn trãi năng lượng qua rung động trên những phổ tần số. Chính chúng ta cũng là những tổ hợp của những rung động, tinh hơn hoặc thô hơn như vậy. Và bằng cách lắng nghe các microtone (vi âm) của các octave (quãng tám) nội, chúng ta có thể có được kinh nghiệm cảm nhận những mức năng lượng cao hơn và tinh tế hơn, những mức năng lượng làm thành những phần không thể tách rời của chính chúng ta. Và cảm thấy được điều này, chúng ta sẽ hiểu rằng cao hơn (higher) có được bằng cách nhìn vào bên trong (inner).

Nhưng chính xác thì, làm sao có thể được như vậy? Nếu như tần số của các microtone chỉ cao hơn hay thấp hơn một chút xíu so với các nốt của octave chứa chúng, thì làm sao chúng có thể giúp chúng ta “chạm” được vào các tầng năng lượng cao hơn bên trong chính chúng ta?”

Tác giả đã chứng tỏ bản chất vật chất của các mức (level) khác nhau có liên hệ với nhau: bản chất của thế giới 48 (nốt) được cấu thành từ các octave nội của thế giới 24 (nốt), và thế giới này được xây dựng trên các octave nội của thế giới 12 (nốt) và cứ như vậy …

Các giai điệu có chứa microtone có hai mức có liên hệ với nhau theo cùng cách như hai lớp thế giới liên hệ nói trên: các octave nội và các octave ngoại. Âm nhạc có microtone cần đến các nốt của octave ngoại để chứa chúng, vì một microtone chỉ là chính nó trong mối liên hệ với các nốt octave ngoại. Nếu đứng một mình, các microtone chỉ là những nốt bình thường không hơn không kém. Nhưng khi được chơi trong ngữ cảnh các nốt octave ngoại, nó có “quyền năng” đạt đến các octave nội.

Được gợi ý bởi các microtone, người nghe nếu tập trung đủ sẽ có thể nối chiếc cầu qua khoảng cách giữa các mức bên trong chính họ, và do đó ý thức được sự tồn tại của một mức năng lượng cao hơn và tinh tế hơn ngay bên trong họ, điều không thể làm được trong những trạng thái hàng ngày khác.” (nguồn http://tkxuyen.com/blog/?p=332)

Với Mai Thanh Son, có thể bạn thấy tiếng đàn phải thoát tục thì mới thu phục được lòng người. Nhưng có nhiều bạn khác lại thấy chơi đàn mà thu phục được lòng người đã là thoát tục lắm rồi Biểu tượng cảm xúc grin Chả thế mà có clip đàn tranh “Con bướm xinh” trên youtube hàng triệu người nhấn like dù chơi lạc điệu, sai tông. Vậy trong trường hợp này, thu phục được nhiều like nhưng chắc gì đã là đỉnh cao thiên hạ.


microtone and eastern music - 1
ó những điều từ lâu cảm nhận được mà không biết phải diễn đạt thế nào... đến nay thì mới tập hợp đủ...
TKXUYEN.COM



Không có nhận xét nào: