Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

CÂY ĐÀN THÚY KIỀU.

bản tranh lụa rất đẹp nhưng phụ bản của ông Mai Trung Thứ vẽ Kiều đàn cho Kim Trọng bằng chiếc đàn tỳ bà làm cho tôi rất ngạc nhiên.Bởi lẽ xét về chuyên môn cũng như theo sự diễn đạt của cụ Nguyễn Du thì Thúy Kiều phải đàn nguyệt cầm mới đúng.
Căn cứ vào 4 câu thơ sau:Cuốn Kiều tôi mượn do nhà xuầt bản Văn Hóa in lại thủ bút của ông Mạnh Quỳnh năm 1951 có 6 phụ 

467- Hiên sau treo sẳn cầm trăng.
Cầm trăng là hình tượng của cây đàn nguyệt cầm
471- So dần dây vũ ,dây văn.
Dây vũ,dây văn chính là dây đài, dây tiếu mang 2 âm xàng+liu của nguyêt cầm. Nếu là đàn tỳ bà thì phải so cả 4 dây: họ +xàng +xê+liu
442- Bốn dây to nhỏ theo vần cung thương.
To nhỏ ở đây là sự dìu dăt (nuance) chứ không phải để chỉ 4 sợi dây : họ,xàng,xê,liu (sơi to, sợi nhỏ) của đàn tỳ bà, mà chính là để chỉ cây đàn nguyệt cầm xưa có 4 dây gồm 2 dây ”đài” và 2 dây ”tiếu” được cột song song gần nhau (giống cách cột dây đàn mandolin). Bằng chứng là tất cả đàn nguyệt cầm xưa đều có 4 trục lên dây (ngày nay chỉ cột 2 dây cho dễ đàn).
2570- Bốn dây nhỏ máu 5 đầu ngón tay.
Đây thì nhất định phải là bàn tay trái vì bao nhiêu nổi lòng tâm sự được trút lên tiếng đàn qua nhấn vỗ rung… của tay trái mà tạo thành. Đàn tỳ bà làm theo hình giọt nước, cần đàn rất lớn, nếu xét về chuyên môn thì không ai có thể sử dụng cả năm ngón tay để nhấn trên đàn tỳ bà. Nhưng đàn nguyệt cầm có cần đàn vừa thanh, vừa dài nên nhạc công có thể dùng cả 5 ngón để đàn.
Trong dàn nhạc ngũ tuyệt của Việt Nam hiện nay.(tranh, tỳ, nhị, nguyệt, bầu) thì đã có 4 cây theo nhạc sử Trung quốc đều có ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, kể cả cây đàn bầu. (Đường thư: Độc huyền bào cầm…) Riêng chỉ có cây đàn Nguyệt thì chưa có một nước nào trên thế giới, kể cả Trung quốc, viết về nguồn gốc. Vì cây đàn nguyệt cầm chính là cây đàn thuần tuý nhất của người Việt Nam chế tạo thành. Và phải chăng đó chính là chủ ý của Nguyễn Du Tiên Điền?



Không có nhận xét nào: