Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

TIẾNG TƠ ĐỒNG.


(Trả lời cô Phương Thảo phòng ca nhạc đài truyền hình HTV)

Hôm qua đi thâu hình ngoại cảnh mệt mà vui.Gia đình được mặc áo xanh, áo đỏ,dược quay phim,chụp ảnh lại được HTV cho tiền ăn nhà hàng rồi trên đường về còn ghé siêu thị mua sắm nữa. Thật là một kỷ niệm đáng nhớ mà sau này các cháu lớn lên sẽ không bao giờ quên được. Một lần nữa xin cám ơn cô P.T và HTV vô cùng.
Cô P.T hỏi “ Tiếng Tơ Đồng ” có liên quan gì với ông Tơ Bà Nguyệt như Tô Vũ nói không.
Xin trả lời: Ngày xưa Đàn Tỳ Bà cột bằng dây Tơ; đàn Tranh cột bằng dây Đồng.
Đàn tỳ bà nguyên là hậu thân của đàn Cầm : “ Cầm Phục Hy sở tác, cổ vi ngủ huyền, hậu dụng tứ huyền, toàn huyền phàm thập tam huy ” (Đàn cầm do vua Phục Hy chế ra, xưa là 5 dây, nay dùng 4 dây, thân đàn có 13 phiếm).
Sách Hoàng Đàm Tân Luận: “ Phục Hy thị thủy tước đồng vi cầm, thằng ti vi huyền ”. (Đời Thượng cổ, vua Phục Hy mới chẻ gỗ ngô đồng làm thân đàng và xe tơ làm dây).
Vể sau người Hồ nương theo cây đàn cầm để biến cải và đổi tên thành tỳ bà. Thích Danh: “ Vị kỳ khí xuất ư Hồ trung mã thượng sở cổ; Thôi thủ tiền viết Tỳ; Dẫn thủ khước viết bà ” (Sách Thích Danh gọi đàn này nguyên của quân Hồ cởi ngựa mà đàn, đưa tay tới gọi là tỳ, kéo tay lui gọi là bà. Tỳ bà tứ huyền nhạc khí, nội hệ tế đồng điều vi đảm , thập tam phẩm, do Cầm chi huy vị. (Đàn tỳ bà 4 dây, trong thân đàn có buộc một mảnh lá đồng, cũng 13 phiếm như dàn cầm ). Ngày nay đàn tỳ bà có mặt tại nhiều nước châu Á. Đàn tỳ bà du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ 11. Về cấu trúc hình dáng, cây đàn tỳ bà V.N nhỏ hơn đàn tỳ bà Trung Quốc. Trên đầu đàn có chạm hình con dơi và chi gắn 9 phiếm (thay vì 13 phiếm) . Về tính năng, đàn tỳ bà Việt Nam chủ trọng những âm biến cung và những kỹ thuật rung, nhấn, luyến láy, còn của Trung Quốc thì chủ yếu dùng kỹ thuật reo dây, chạy nốt. Vì thế người Trung Quốc cầm đàn thẳng đứng, còn người Việt Nam thì cầm đàn nằm ngang.
Mãi mê nói về tỳ bà mà lạc đề Ông Tơ bà Nguyệt của cô P.T hỏi rồi. Người ta thường chúc nhau “ xe duyên cầm sắt “ (sắt cầm hảo hợp, bách niên giai lão) thì Cầm chính là đàn tỳ bà làm bằng dây “ tơ ”, còn Sắt chính là đàn tranh làm bằng dây “đồng ”!
Đàn tranh (hậu thân của đàn sắt): Cổ vi ngũ thập huyền , huyền các hửu trụ , khả thượng hạ di động. (Đời xưa đàn này có 50 dây, mổi dây mỗi trục, giỡ lên, giỡ xuống được, vặn căng, vặn chùng được.)
Tần nhân cổ sắt, huynh đệ tương tranh, phá chi nhi vị lưỡng. Tranh chi danh tự thử thủy. tranh Tần thanh giả , Mông Điềm sở tạo thập lục huyền cầm. ( Xưa người Tần đàn Sắt , có hai anh em giành nhau chẻ ra làm hai . Từ đấy mới gọi là Tranh. Giọng đàn tranh là của người Tần do ông Mông Điềm chế thành 16 dây ). Mông Điềm là vị đại tướng triều Tần Thủy Hoàng (246-209) người đã cùng thái tử Phò Tô xây nên Vạn Lý Trường Thành. Từ An Trinh: Hốt văn họa các Tần tranh dật. Tri thị lân gia triệu nữ đàn. (Bỗng nghe dậy tiếng tranh Tần. Biết là cô gái đông lân đạo đàn).
Vậy thì Tiếng Tơ Đồng còn mang một ý nghĩa “ xe duyên Cầm Sắt ” vì sự hòa điệu gắn bó, tri âm tri kỷ của những người yêu nhau.



Không có nhận xét nào: